Vai trò của hỗ trợ và đền bù đối với phục hồi sinh kế của hộ

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 132 - 135)

3. Ý nghĩa khoa học

3.6.3.Vai trò của hỗ trợ và đền bù đối với phục hồi sinh kế của hộ

Thực hiện tiếp cận các nguồn hỗ trợ nhằm hạn chế các tác động của sự cố đến cộng đồng KTTS. Các phương pháp hỗ trợ đều mang lại ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định vì thế hộ sẽ nhận thấy được lợi ích để tiếp cận và thực hiện duy trì hoặc thay đổi theo hướng có thể khắc phục được sự cố. Để biết được hiệu quả và tầm quan trọng của các loại hình hỗ trợ giúp nhóm hộ giải quyết khó khăn cũng như phục hồi sau sự cố ở mức như thế nào ta cần xét ý kiến đánh giá của từng nhóm hộ theo từng loại loại chỉ tiêu hỗ trợ cụ thể. Nghiên cứu dựa vào các giải pháp tiếp cận hỗ trợ đã được thực hiện tại cộng đồng để đánh giá vai trò của các giải pháp đó theo nhận định của người dân. Cụ thể: (1) Hỗ trợ khẩn cấp, (2) Đền bù thiệt hại, (3) Hỗ trợ học phí, (4) Hỗ trợ bảo hiểm y tế, (5)Hỗ trợ đào tạo nghề, (6) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi, (7) Xuất khẩu lao động và (8) Hỗ trợ khác. Ý kiến đánh giá của hộ được xét dựa vào sự đánh giá của người dân theo ba mức: rất quan trọng, quan trọng và không quan trọng, khảo sát dựa trên ba nhóm hộ KT-NT, KT-DVTS, KT-NN-NN và kết quả tổng hợp về đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Ý kiến đánh giá tầm quan trọng của các loại hỗ trợ đối với phục hồi của hộ (ĐVT:% hộ nhận được hỗ trợ) Chỉ tiêu BQC KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN Hỗ trợ khẩn cấp Không quan trọng 24,9 25,0 17,7 32,1 Quan trọng 45,9 50,0 50,6 38,5 Rất quan trọng 29,2 25,0 31,6 29,5 Đền bù thiệt hại Không quan trọng 3,3 3,8 1,3 5,1 Quan trọng 17,6 15,1 7,6 29,5 Rất quan trọng 79,0 81,1 91,1 65,4 Hỗ trợ học phí Không quan trọng 1,9 0,0 0,0 6,1 Quan trọng 46,7 63,0 38,3 45,5 Rất quan trọng 51,4 37,0 61,7 48,5 Hỗ trợ bảo hiểm y tế Không quan trọng 1,0 1,9 0,0 1,3 Quan trọng 45,2 47,2 29,5 59,7 Rất quan trọng 53,8 50,9 70,5 39,0 Hỗ trợ đào tạo nghề Quan trọng 92,9 66,7 100 100 Rất quan trọng 7,1 33,3 0,0 0

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi

Quan trọng 60,0 0,0 50,0 100,0

Rất quan trọng 40,0 100,0 50,0 0,0

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Quan trọng 25,0 0,0 33,3 50,0 Rất quan trọng 75,0 100,0 66,7 50,0 Hỗ trợ khác Quan trọng 75,0 100,0 0 66,7 Rất quan trọng 25,0 0,0 0 33,3 Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, 2018

Với việc tiếp cận trên bảy loại hình hỗ trợ khác nhau thì quá trình khắc phục thiệt hại của các nhóm hộ KTTS ven biển cũng được hạn chế một phần tác động của sự cố. Qúa trình tiếp cận có thể khác vừa mang tính khẩn cấp vừa mang tính bền vững. Xét theo mức bình quân chung của cộng đồng đang khảo sát thì ý kiến đánh giá đối với sự tiếp cận này khác nhau và có sự chênh lệnh cao về tỷ lệ giữa các ý kiến.

Hỗ trợ khẩn cấp được tiến hành đồng đều tại các xã/thị trấn bị ảnh hưởng, dựa vào mức hỗ trợ đã được quy định, các hộ chịu ảnh hưởng từ sự cố Formosa đều tiếp cận được nguồn hỗ trợ này. Tuy nhiên, khi được hỏi về tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với hộ, ý kiến đánh giá của hộ cũng có sự biến động nhiều. Có 29,2% số hộ cho rằng hỗ trợ khẩn cấp là rất quan trọng, 45,9% ý kiến cho rằng quan trọng và có 24,9% cho rằng không quan trọng. Trong khi đó, ở các nhóm hộ khác nhau cũng có những đánh giá khác nhau. Nhóm hộ cho rằng hỗ trợ khẩn cấp là không quan trọng cao nhất là nhóm KT-NN-NN (32,1%), nhóm KT-DVTS đánh giá hỗ trợ khẩn cấp là không quan trọng (17,7%). Như vậy, đối với chính sách hỗ trợ khẩn cấp là rất quan trọng và quan trọng đối với hộ sau khi xảy ra sự cố. Có một tỷ lệ nhất định (24,9%) số hộ cho rằng không quan trọng, tập trung nhiều ở nhóm hộ KT-NN-NN, có đa dạng hơn trong các hoạt động sinh kế của mình. Những nhóm hộ này có khả năng đảm bảo được nguồn lương thực tiêu dùng của hộ hơn các nhóm hộ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thủy sản. Vì vậy, có một tỷ lệ hộ đánh giá không quan trọng cũng phù hợp với nhận thức của họ trong điều kiện đã có.

Đối với giải pháp đền bù thiệt hại theo quyết định của Chính phủ, các hộ chịu thiệt hại từ sự cố đều tiếp cận được nguồn hỗ trợ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 79,0% ý kiến của hộ cho rằng đền bù thiệt hại là rất quan trọng, 17,6% ý kiến cho rằng đền bù thiệt hại là quan trọng, có một tỷ lệ rất ít (3,3%) cho rằng không quan trọng. Như vậy, đền bù thiệt hại là hỗ trợ đóng vai trò quan trọng đối với hộ để hạn chế thiệt hại và sớm phục hồi sinh kế và cuộc sống của hộ. Phần ít số hộ có ý kiến đánh giá chính sách đền bù thiệt hại là không quan trọng, là hộ có thiệt hại ít và mức độ đền bù thấp trong điều kiện cuộc sống của hộ đang trong tình trạng tốt, có nhiều nguồn thu nhập khác ngoài nguồn thu từ khai thác và các dịch vụ liên quan đến nguồn tài nguyên thủy sản.

Các tiếp cận về hỗ trợ học phí, hỗ trợ bảo hiểm y tế được lựa chọn tiếp cận rất cao và được đánh giá tương đối tốt trong quá trình phục hồi sau sự cố. Trong khi quan điểm từng hộ gia đình sẽ quyết định cách họ lựa chọn các loại hỗ trợ như về đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ xuất khẩu lao động và các loại hình hỗ trợ khác. Do khả năng và nhu cầu của hộ thấp nên tỷ lệ hộ lựa chọn các giải pháp hỗ trợ này rất thấp.

Đối với từng nhóm hộ việc đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp còn dựa vào tính hiệu quả cũng như khả năng giải quyết khó khăn của hộ trong thời gian bị sự

cố đến lúc khảo sát. Đền bù thiệt hại là chỉ tiêu được nhóm hộ tiếp cận mức cao nhất chiếm 210 hộ trong đó nhóm KT-DVTS chiếm 91,1%, KT-NT chiếm trên 80% đánh giá với mức rất quan trọng cao hơn nhiều so với nhóm KT-NN-NN chỉ 65,4%. Hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ học phí được nhóm hộ đánh giá mức quan trọng gần gấp đôi mức rất quan trọng. Riêng về hỗ trợ học phí và bảo hiểm y tế được các nhóm hộ cho rằng nó rất quan trọng vì tỉ lệ đánh giá không quan trọng hầu như không có và chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 1 đến 6%. Từ đó cho thấy nhu cầu phục vụ học tập cũng như chú trọng sức khỏe được nhóm hộ rất quan tâm . Nhóm hỗ trợ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của nhóm hộ như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, xuất khẩu lao động được lựa chọn tiếp cận rất ít tuy nhiên tỉ lệ từ 50 đến 100% đánh giá là rất quan trọng. Các loại hình này không có ý kiến đánh giá không quan trọng vì bản chất của nhóm hỗ trợ này thuộc về chủ ý và nhu cầu của chính hộ mà đưa ra quyết định để lựa chọn.

Việc phân bổ và tiếp cận các loại hỗ trợ của các nhóm hộ là khác nhau và nhìn chung tỷ lệ đánh giá quan trọng và rất quan trọng rất cao. Đối với hai nhóm hộ KT-NT và KT-DVTS thì tỉ lệ đánh giá mức quan trọng tương đương 1/2 với ý kiến rất quan trọng, nhóm hộ KT-NN-NN tỉ lệ giữa quan trọng và rất quan trọng gần bằng nhau, tỉ lệ đánh giá không quan trọng được xem là nhiều nhất trong cả ba nhóm hộ. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và giải quyết khó khăn của nhóm hộ trong thời gian bị sự cố mà có những ý kiến đánh giá tầm quan trọng của từng chỉ tiêu hỗ trợ. Từ đó cho thấy khả năng phục hồi dựa vào tiếp cận các loại hỗ trợ của nhóm hộ KT-NT và KT-DVTS cao hơn so với nhóm hộ KT-NN-NN.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 132 - 135)