Kiểm tra, giám sát đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, giám sát đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở

trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng trong quá trình quản lý nói chung cũng nhƣ quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở các trƣờng THCS nói riêng. Nhờ có chức năng này, chủ thể quản lí có thể xác định mức độ đạt đƣợc của mục tiêu đã đề ra.

Muốn quản lý tốt hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn, Trƣởng phòng GD và ĐT chỉ đạo Hiệu trƣởng trƣờng THCS phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn tuyên truyền nắm chắc các văn bản quy định, hiểu đƣợc mục đích ý nghĩa của đánh giá giáo viên theo Chuẩn; việc tổ chức thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn có đảm bảo đúng nội dung, phƣơng pháp và quy trình; đồng thời nắm đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trình tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn; rút kinh nghiệm, tƣ vấn giúp đỡ sau đánh giá để phát triển nghề nghiệp giáo viên. Tổng

29

hợp, theo dõi tham mƣu đánh giá thi đua, khen thƣởng hằng năm cho tập thể và cá nhân các đơn vị.

Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý hoạt động kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công nhiệm vụ thực hiện công tác đánh Giáo viên theo chuẩn nhằm giúp cho hoạt động đánh giá giáo viên đạt đƣợc đúng mục tiêu và ý nghĩa của nó.

Đánh giá giáo viên không những để nhận biết thực trạng mọi mặt của giáo viên mà còn dự báo về tình hình chất lƣợng chung của đội ngũ giáo viên hiện tại và mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời cũng đề xuất những biện pháp khả thi nhằm đánh giá đúng chất lƣợng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cho giáo viên THCS. Theo đó, để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan, các bộ phận đƣợc phân công nhiệm vụ đánh giá giáo viên THCS trên địa bàn trực thuộc. Phòng Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng các tiêu chuẩn, đề ra các yêu cầu cụ thể tƣơng ứng với các nội dung của Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn, cụ thể:

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại các trƣờng THCS.

- Kiểm tra công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các yêu cầu, qui định đối với hoạt động đánh giá giáo viên trƣờng THCS theo chuẩn.

- Kiểm tra mức độ tích cực của Hiệu trƣởng, giáo viên, nhân viên và các tổ chức liên quan trong hoạt động đánh giá giáo viên trƣờng THCS theo chuẩn..

- Kết quả đánh giá chính là sản phẩm của việc thực hiện nhiệm vụ của ngƣời giáo viên ở trƣờng THCS.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn đƣợc thực hiện thông qua kiểm tra kế hoạch cuối năm, đột xuất, theo yêu cầu của công tác chuyên môn và công tác cán bộ,…

- Kiểm tra các bộ phận chức năng phân tích sử dụng kết quả đánh giá giáo viên trong công tác quy hoạch, kế hoạch, bồi dƣỡng, đào tạo, đề xuất chính sách phát triển giáo viên.

30

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục trên địa huyện, Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động quản lý, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề hoạt động các trƣờng THCS; trong đó có các hình thức kiểm tra đột xuất và định kỳ, tập trung vào công tác quản lý và tổ chức đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc chất lƣợng đội ngũ giáo viên từ đó phát hiện các nhân tố mới bổ sung vào danh sách đội ngũ giáo viên cốt cán cơ sở giáo dục THCS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)