Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức và trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn, vai trò ngƣời chỉ đạo điều hành hoạt động đánh giá là rất quan trọng, quyết định đến chất lƣợng hiệu quả đánh giá, do đó ngƣời quản lý cơ quan cấp trên (Phòng Giáo dục và Đào tạo, các bộ phận trực thuộc Phòng) có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức điều hành công tác đánh giá. Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo là những ngƣời có có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững chủ trƣơng và các văn bản hƣớng dẫn quy định về đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

Nếu năng lực, trình độ, kỹ năng đánh giá tốt thì sẽ hƣớng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở trƣờng THCS sẽ đạt hiệu quả cao, giúp ngƣời làm công tác đánh giá sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc tuân thủ các nội dung, quy trình, hình thức, phƣơng pháp tổ chức đánh giá đƣợc coi là yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính khoa học trong đánh giá giáo viên theo Chuẩn. Bám sát đƣợc các văn bản hƣớng dẫn và tuân thủ quy trình rất cần có vai trò của ngƣời chỉ đạo điều hành. Nếu ngƣời chỉ đạo điều hành không có

31

tinh thần trách nhiệm cao, xem nhẹ công tác đánh giá, đánh giá chỉ là hình thức chống đối, tự ý cắt bỏ quy trình, không tôn trọng ý kiến tập thể, thì công tác đánh giá sẽ không đƣợc thực hiện công bằng, trung thực và khách quan.

Năng lực quản lí của Hiệu trưởng

Muốn quản lí tốt hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THCS, Hiệu trƣởng phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong mẫu mực, có năng lực, trình độ, nghiệp vụ quản lí tốt, có năng lực kiểm tra đánh giá, vận dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên.

Hiệu trƣởng phải khách quan trong đánh giá giáo viên, nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong từng năm học, có kế hoạch bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị.

- Năng lực nhận thức và tự đánh giá của giáo viên

Giáo viên phải nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của đánh giá giáo viên theo Chuẩn, tự giác khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp; có kỹ năng sử dụng phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá một cách sát thực thì hiệu quả đánh giá mới đem lại ý nghĩa thiết thực.

Sự hợp tác, phối hợp giữa Hiệu trƣởng và cán bộ giáo viên, các tổ bộ phận trong nhà trƣờng trong việc đánh giá giáo viên. Để quản lí tốt việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức trong tập thể nhà trƣờng để tạo nên chuyển biến về chất trong hoạt động quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

Điều kiện về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lí đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng ở trƣờng THCS.

32

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)