8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Sử dụng kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong
dựng, phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Từ kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn thu đƣợc ở các trƣờng THCS, có thể đánh giá đúng thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên, phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng năng cao năng lực, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới giáo dục Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quy hoạch; tuyển dụng; sử dụng; đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên; nghiên cứu ban hành các chính sách tạo động lực cho giáo viên phát triển nghề nghiệp. Kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn cũng có thể là căn cứ để Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán. Đồng thời đề xuất xây dựng, hoàn thiện các chƣơng trình bồi dƣỡng, các chế độ, chính sách đối với giáo viên phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Kết quả đánh giá giáo viên giúp Hiệu trƣởng các trƣờng THCS thực hiện phân công lao động cho giáo viên một cách hợp lý, tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và tạo môi trƣờng làm việc để giáo viên phát triển và hoàn thiện năng lực nghề nghiệp;
98
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Phòng Giáo dục và Đào tạo thu thập thông tin về kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở các trƣờng THCS, thực hiện phân tích tính xác thực của kết quả thu đƣợc. Sử dụng kết quả phân tích làm cơ sở đánh giá giáo viên một cách toàn diện, khách quan nhất. Trên cơ sở các thông tin thu đƣợc từ đánh giá giáo viên, thực hiện phân loại, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên THCS, xác định mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của toàn phòng và của từng trƣờng, có những nhận định chính xác về đội ngũ giáo viên;
Căn cứ nhu cầu bồi dƣỡng giáo viên và thực trạng đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV ở mỗi nhà trƣờng để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dƣỡng GV một cách hiệu quả.
Phòng Giáo dục căn cứ vào kết quả đánh giá giáo viên chỉ đạo Hiệu trƣởng trƣờng THCS sử dụng đội ngũ giáo viên; giáo viên cốt cán một cách hiệu quả nhằm tạo động lực cho giáo viên phát triển và hoàn thiện năng lực;
Có kế hoạch quy hoạch bổ nhiệm cán bộ QLGD đối với GV có mức đáp ứng chuẩn cao, có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, uy tín trong trƣờng.
Kiến nghị, đề xuất, tham mƣu với các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng giáo viên để hoàn thiện các chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên.
Đề xuất hoàn thiện các chính sách đãi ngộ cho giáo viên; có chính sách thi đua khen thƣởng đối với những giáo viên có kết quả đánh giá vƣợt chuẩn.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Trƣởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trƣởng các trƣờng THCS thực hiện tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn kèm theo hệ thống minh chứng xác thực. Từ kết quả đó tiến hành phân loại giáo viên theo các mức độ đáp ứng Chuẩn. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có kết quả đánh giá cao, bồi dƣỡng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán. Xác định đội ngũ giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp để có kế hoạch bồi dƣỡng đáp ứng Chuẩn. Đề
99
xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên.
Các trƣờng cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV (Kế hoạch năm học, kế hoạch chiến lƣợc của nhà trƣờng), đảm bảo: mục tiêu, đối tƣợng cần bồi dƣỡng, đủ về số lƣợng, cân đối về các khối lớp, có mũi nhọn nòng cốt cho từng môn học.
- Chỉ đạo đội ngũ GV cốt cán giúp đỡ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp bằng các công việc cụ thể, thƣờng xuyên nhƣ: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc GV đáp ứng Chuẩn thấp; những tiêu chí GV đạt điểm thấp; những yêu cầu GV chƣa đạt đƣợc…; Tìm hiểu năng lực chuyên môn của GV thông qua việc dự giờ, trao đổi chuyên môn…; Khuyến khích GV tham gia các cuộc thi GV dạy giỏi; tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn; nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến kinh nghiệm,… nhằm giúp họ tự nhận ra những điểm mạnh cũng nhƣ những điểm hạn chế để có hƣớng điều chỉnh cho phù hợp; Phân công mỗi GV cốt cán trực tiếp kèm cặp một số GV đƣợc đánh giá đáp ứng Chuẩn ở mức thấp. Nhiệm vụ của các GV cốt cán là cả một quá trình từ tìm hiểu hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm hạn chế của GV cần giúp đỡ đến việc kiểm tra, phân tích sự tiến bộ về mức độ đáp ứng Chuẩn của họ.
- Các nhà trƣờng xây dựng Kế hoạch đào tạo GV trên Chuẩn phù hợp, hiệu quả, có phƣơng án lựa chọn, cử GV đi đào tạo nâng cao trình độ và có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ ngƣời đi học. Những GV đƣợc cử đi đào tạo trên chuẩn phải thực sự có đủ năng lực phẩm chất để sau khi đƣợc đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy của nhà trƣờng.
- Thông qua quá trình giảng dạy của GV, chất lƣợng giáo dục học sinh, kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, kết hợp với đánh giá, xếp loại theo Chuẩn hàng năm mỗi nhà trƣờng sẽ có đƣợc đội ngũ GV cốt cán có uy tín trong tập thể và đáp ứng với Chuẩn ở mức độ cao. Đó là nguồn cán bộ nòng cốt giúp đỡ, dìu dắt đội ngũ phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trƣờng.
100
Phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp, thống kê, phân tích kết quả thu đƣợc từ các trƣờng THCS, cung cấp thông tin cho việc xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên phát triển nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với giáo viên ở trƣờng THCS.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Kết quả đánh giá thu đƣợc là chính xác, khách quan, trung thực.
Đội ngũ CBQL có năng lực phân tích kết quả, phát hiện những ƣu và nhƣợc điểm của đội ngũ và có khả năng đề xuất, kiến nghị các biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ phù hợp.