Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Những điểm còn hạn chế

Hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa mặc dù đã đƣợc Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng các trƣờng THCS quan tâm và tổ chức thực hiện trong những năm vừa qua, song vẫn còn những hạn chế, tồn tại: Một số giáo viên chƣa hiểu sâu sắc yêu cầu của từng tiêu chí đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp nên khi thực hiện còn lúng túng, tự đánh giá không trung thực; Một số đơn vị chƣa chú trọng xây dựng hồ sơ minh chứng cho việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; Các tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên có phạm vi rất rộng nên việc thu thập minh chứng của đội ngũ khó khăn, lƣợng minh chứng nhiều nên việc lƣu trữ trong thời gian dài trở nên không thuận tiện; lực lƣợng tham gia đánh giá chủ yếu là các lực lƣợng trong nhà trƣờng, chƣa có sự tham gia của các lực lƣợng khác; phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là tự đánh giá và đánh giá qua minh chứng; việc sử dụng kết quả mới chỉ dừng lại ở bƣớc đầu là đánh giá, xếp loại giáo viên.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa đã đƣợc Phòng Giáo dục và Đào tạo, CBQL các trƣờng quan tâm thực hiện ở cả 4 khâu, tuy nhiên, trong mỗi khâu vẫn còn những điểm hạn chế, thiếu sót: Công tác lập kế hoạch đã đƣợc thực hiện xong chất lƣợng của kế hoạch chƣa cao; Việc tổ chức, chỉ đạo đánh giá giáo viên ở các trƣờng THCS chƣa có ban chỉ đạo, thiếu các văn bản hƣớng dẫn tổ chức của phòng GT&ĐT, công tác hƣớng dẫn tổ chức từ phía nhà quản lý nhìn chung còn yếu, tổ chức

78

phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục khác chƣa đạt hiệu quả; Việc chỉ đạo chƣa đồng bộ ở nhiều nội dung; Công tác kiểm tra, đánh giá mới chỉ tập trung vào tự đánh giá và đánh giá của tổ chuyên môn.

Nguyên nhân của thực trạng: Trình độ, năng lực của các đối tƣợng khác tham gia đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn còn hạn chế. Một bộ phận CBQL, GV chƣa nhận thức đúng về ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên; nhiều CBQl và GV còn lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện đánh giá và tự đánh giá; Một số đơn vị trƣờng THCS chƣa thực sự coi trọng công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nên việc tổ chức thực hiện đôi khi chƣa đúng quy định, chƣa chú trọng xây dựng minh chứng để phục vụ cho công tác đánh giá hằng năm.

79

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kết quả khảo sát ở chƣơng 2 cho thấy, phần lớn CBQL, GV các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa đã nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn. Khảo sát việc thực hiện nội dung, quy trình, các lực lƣợng tham gia đánh giá, phƣơng pháp đánh giá, việc sử dụng kết quả đánh giá cho thấy, hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa đã đƣợc quan tâm thực hiện khá tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót.

Quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa đã đƣợc quan tâm và thực hiện ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý, tuy nhiên chƣa tiến hành đồng bộ ở các nội dung và biện pháp nên hiệu quả đạt đƣợc vẫn chƣa cao. Còn nhiều nội dung chƣa đƣợc quan tâm thực hiện đồng đều ở các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS.

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, trong đó những yếu tố chủ quan có tầm ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS.

80

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn để triển khai thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Tính đồng bộ của các biện pháp đánh giá và quản lý đánh giá giáo viên có mối quan hệ biện chứng với các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện.

Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhƣng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các biện pháp đƣợc đề xuất nhằm hƣớng tới thực hiện mục tiêu đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên THCS. Các biện pháp quản lý đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp phải là một hệ thống gắn với chức năng quản lí đội ngũ giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo và quản lý giáo viên ở các trƣờng THCS, các biện pháp cần đƣợc tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình đánh giá nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Đảm bảo tính kế thừa đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn ở các trƣờng THCS đƣợc đề xuất phải kế thừa những biện pháp quản lý đã và đang thực hiện của nhà trƣờng và của Phòng Giáo dục và Đào tạo về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

81

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp thực hiện phải đƣợc tổ chức hợp lý sao cho có tính kế thừa các yếu tố tích cực của các biện pháp đã tiến hành trƣớc đó về đánh giá giáo viên nói chung và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng cũng nhƣ quản lý hoạt động này ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện, kế thừa các biện pháp đã đƣợc thực hiện nhƣng có sự cải tiến cho phù hợp với tình hình mới về thay đổi Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để triển khai thực hiện CTGDPT 2018 ở các trƣờng THCS nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hƣớng đích của quá trình giáo dục.

Sự kế thừa có thể là kế thừa những điểm mạnh của biện pháp trƣớc đó hoặc toàn bộ nội dung cơ bản của một biện pháp nào đó đã đƣợc áp dụng có hiệu quả, không phủ định hoàn toàn những biện pháp đã có và tạo ra những biện pháp mới không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp là sự phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực và môi trƣờng giáo dục của các trƣờng THCS vùng núi, vùng khó khăn của Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhằm đáp ứng những yêu cầu trong thực tiễn điều kiện hiện có của địa phƣơng và nhà trƣờng trong bối cảnh đổi mới giáo dục THCS.

Đảm bảo tính thực tiễn là một trong những yêu cầu trong quản lý hoạt động đánh giá giáo viên ở trƣờng THCS mà mỗi CBQL, GV cần phải nhận thức và thực hiện tốt nhằm đánh giá sát thực năng lực của giáo viên và tạo động lực cho giáo viên phát triển đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng các trƣờng THCS phải tìm ra các biện pháp quản lí đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh đổi mới giáo dục THCS, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực), môi trƣờng của trƣờng trên địa bàn huyện Tủa Chùa, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

82

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải có khả năng áp dụng vào hoạt động thực tiễn quản lí hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn ở các trƣờng THCS Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên một cách hiệu quả, thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Để đạt đƣợc điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lí đánh giá giáo viên với các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải đƣợc đối chiếu với điều kiện triển khai có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải đƣợc thực hiện một cách rộng rãi và đƣợc điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên nghề nghiệp ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và lực lượng liên đới về đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp giáo CBQL, GV và các lực lƣợng liên đới có hiểu biết sâu sắc về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông để có thể thực hiện tốt tự đánh giá và đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

Giúp cho GV nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, tự đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để hoàn thiện phẩm chất, năng lực phấn đấu đạt Chuẩn ở mức độ cao, nhà quản lý có những biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Nhận thức đúng giúp GV tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng hoàn thiện mình, không ngừng phát triển kỹ năng, tự giác, tự nguyện, khách quan, công bằng trong đánh giá.

83

Giúp CBQL thấy đƣợc ý nghĩa, mục đích của đánh giá giáo viên theo Chuẩn để xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn, làm căn cứ để xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, làm căn cứ để bồi dƣỡng GV tại các trƣờng sƣ phạm cũng nhƣ các cơ sở đào tạo GV khác, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ cho GV.

Giúp các lực lƣợng liên đới hiểu rõ về tầm quan trọng và mục đích của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, hỗ trợ nhà trƣờng trong tổ chức thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn một cách khách quan, sát thực.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Tác động vào nhận thức của CBQL, GV và nhân viên trong các trƣờng THCS để thay đổi nhận thức của họ về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên so với Chuẩn cũ năm 2009 và đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Thông tƣ 20 năm 2018 bao gồm mục đích đánh giá; nội dung đánh giá; phƣơng pháp, hình thức tổ chức đánh giá; quy trình đánh giá và các lực lƣợng tham gia đánh giá vv….

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng trƣờng THCS giúp GV có hiểu biết sâu sắc về Chuẩn nghề nghiệp, hiểu đƣợc bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn chính là đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV; Giúp giáo viên hiểu đƣợc mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn; hiểu rõ nội dung, quy trình, phƣơng pháp đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá. Từ đó, có ý thức học tập, rèn luyện và bồi dƣỡng để phát triển theo Chuẩn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo, hƣớng dẫn Hiệu trƣởng trƣờng THCS triển khai nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mới và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp phải đƣợc cụ thể hóa trong các Nghị quyết của Đảng, các Đoàn thể và đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm của nhà trƣờng, đơn vị để cho mọi lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng thấy đƣợc vị trí, ý nghĩa to lớn của hoạt động đánh giá giáo viên và quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của GV ở các trƣờng THCS, tạo ra sự nhất quán về ý chí và hành động trong hoạt động đánh giá giáo viên và quản lý đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

84

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp các văn bản về Chuẩn nghề nghiệp và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp thuộc thông tƣ 20/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn về công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Phòng để hƣớng dẫn các trƣờng THCS triển khai thực hiện.

Trƣởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trƣờng phân công CBQL phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trƣởng chuyên môn, nhóm trƣởng chuyên môn và một số GV có nhiều kinh nghiệm làm đội ngũ trực tiếp giúp Hiệu trƣởng triển khai Chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trƣờng. Đội ngũ này phải là lực lƣợng chủ chốt, tiên phong, phải nghiên cứu kỹ và am hiểu sâu sắc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cách thức triển khai thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, phải tuyên truyền và giải thích đƣợc mọi thắc mắc của GV khi có nhu cầu; Lực lƣợng trên là lực lƣợng tƣ vấn hỗ trợ giáo viên và tổ chuyên môn thực hiện đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Hiệu trƣởng các trƣờng THCS cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về đánh giá giáo viên, cơ chế triển khai thực hiện và giám sát kết quả thực hiện. Hiệu trƣởng các trƣờng THCS căn cứ quy chế về công tác đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng Giáo dục và Đào tạo, xây dựng các văn bản cụ thể hóa hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn cho đơn vị mình một cách phù hợp.

Hiệu trƣởng thành lập tổ tƣ vấn - bộ máy giúp việc triển khai đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp thực hiện toàn bộ các hoạt động phổ biến và tuyên truyền cho GV học tập và làm việc theo chuẩn.

Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa cần thực hiện các công việc sau để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV:

85

- Hiệu trƣởng tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán nắm chắc những kiến thức về Chuẩn nghề nghiệp và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá GV theo chuẩn, nội dung, quy trình, phƣơng pháp đánh giá GV.

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu về Chuẩn nghề nghiệp và hƣớng dẫn đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THCS;

- Phổ biến, triển khai văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo; văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trƣờng về Chuẩn nghề nghiệp GV và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trƣờng.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến: Mục đích của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tƣ 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và mục đích, ý nghĩa đánh giá giáo viên theo Chuẩn, nội dung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, quy trình, phƣơng pháp đánh giá giáo viên theo Chuẩn….

- Hình thức thực hiện: Các trƣờng triển khai giới thiệu, phổ biến về Chuẩn và cách đánh giá GV theo Chuẩn bằng nhiều hình thức: phát tài liệu về Chuẩn cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)