Thực trạng thực hiện nội dung và quy trình đánh giá giáo viên theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung và quy trình đánh giá giáo viên theo

theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.6 nhƣ sau:

45

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung đánh giá giáo viên THCS

theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % I. Phẩm chất nhà giáo 4.49 2 1. Đạo đức nhà giáo 0 0.0 0 0.0 0 0.0 47 36.2 83 63.8 4.63 2. Phong cách nhà giáo 0 0.0 0 0.0 13 10.0 57 43,8 60 46.2 4.36 II. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ 3.93 1 3. Phát triển chuyên môn bản thân 0 0.0 5 3.8 24 18.5 58 44.6 43 33.1 4.07 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 0 0.0 12 9,2 19 14.6 52 40.0 47 36.2 4,03 5. Sử dụng phƣơng pháp dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 0 0.0 3 2,3 27 20.8 68 52.3 32 24.6 3.99 6. Kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm 0 0.0 6 4.6 25 19.2 63 48.5 33 25.4 3.88

46

Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt chất, năng lực học sinh 7. Tƣ vấn và hỗ trợ học sinh 3 2.3 15 9.2 28 21.5 56 43.1 28 21.5 3.70

III. Xây dựng môi

trường giáo dục 3.17 4 8. Xây dựng văn hóa nhà trƣờng 8 6.1 23 17,6 58 44.6 29 22.3 12 9.2 3.10 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trƣờng 8 6.1 28 21.5 63 48.5 19 14.6 12 9,2 2.99 10. Thực hiện và xây dựng trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng 7 5.4 14 10.7 48 36.9 39 30.0 22 16.9 3.42 IV. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 3.42 3 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của học sinh và các bên liên quan 0 0.0 0 0.0 62 47,6 42 32.3 26 20.0 3.72

47

Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt 12. Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh 5 3.8 17 13,0 57 43.8 33 25.4 18 18.8 3.32 13. Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 6 4.6 25 15.4 49 37.7 31 23.8 19 14.6 3.24 V. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục 3.17 4 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc 5 3.8 28 21,5 59 45.4 23 17.7 15 11.5 3.08 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục 4 3,0 28 21,5 39 30.0 42 32.3 16 12,3 3,26

48

Kết quả khảo sát cho thấy: Việc thực hiện nội dung đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở cả 5 tiêu chuẩn đều đƣợc đánh giá ở mức khá và tốt và trung bình. Trong đó, tiêu chuẩn về Phẩm chất nhà giáo đƣợc đánh giá cao thứ nhất với mức ĐTB 4.49 điểm đạt mức tốt. Tiêu chuẩn phát triển chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đánh giá cao thứ 2 với điểm trung bình của tiêu chuẩn là 3,93 điểm xếp mức tốt; Tiêu chuẩn về Xây dựng môi trƣờng giáo dục và Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục có mức điểm đánh giá thấp nhất với ĐTB 3.17 điểm xếp mức trung bình. Trong mỗi tiêu chuẩn lại có sự chênh lệch ở mức điểm đánh giá giữa các tiêu chí.

Cụ thể, nhƣ sau:

Tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo đƣợc đánh giá cao nhất với mức ĐTB

4.49. Trong đó, Đạo đức nhà giáo là tiêu chí có mức độ thực hiện tốt hơn với ĐTB 4.63 đạt mức tốt, Phong cách nhà giáo có ĐTB 4.36 đạt mức tốt. Đây là những tiêu chí quan trọng thể hiện ý thức, và hành vi đạo đức của nhà giáo, ảnh hƣởng trực tiếp đến danh dự, uy tín của giáo viên cũng nhƣ nhà trƣờng. Do vậy, đây cũng là nội dung đƣợc các trƣờng quan tâm theo dõi, đánh giá sát sao.

Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đánh giá cao ở vị trí thứ 2 với ĐTB 3.93 điểm đạt mức khá. Trong 5 tiêu chí ở tiêu chuẩn này, phát triển chuyên môn là tiêu chí có mức điểm đánh giá cao nhất (ĐTB 4.07 điểm đạt mức khá ), Tƣ vấn và hỗ trợ học sinh có mức điểm đánh giá thấp nhất với (ĐTB 3.70 đạt mức khá). Kết quả này phù hợp với thực tế hoạt động trong nhà trƣờng. Bởi dạy và học là hoạt động trọng tâm, đƣợc chú trọng ở mỗi trƣờng. Tuy nhiên các tiêu chí liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên đƣợc quan tâm hơn, hoạt động tƣ vấn hỗ trợ học sinh ở một số trƣờng đƣợc quan tâm thực hiện, do đó trong nội dung đánh giá cũng ít đƣợc thể hiện. CBGV các trƣờng cho rằng bản thân đã biết đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu

49

của bản thân, từ đó có kế hoạch và phƣơng pháp tự học, tự rèn luyện, sử dụng phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân, đối tƣợng học sinh và điều kiện của nhà trƣờng, thực hiện kế hoạch, việc kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học đã đƣợc thực hiện tuy nhiên trong khi thực hiện đôi khi còn chƣa thƣờng xuyên và hiệu quả chƣa rõ rệt.

Tiêu chuẩn Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội xếp thứ 3 với ĐBT 3.42 điểm xếp mức khá. Các tiêu chuẩn: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của học sinh và các bên liên quan; Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh; Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đều có mức điểm đánh giá ở mức trung bình. Trong đó tỷ lệ phân bổ khá đồng đều giữa mức Yếu, Kém và Tốt, Khá. Điều này cho thấy, ở một số trƣờng đã quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội thì trong nội dung đánh giá cũng sẽ chú trọng đến những tiêu chí này. Ở các trƣờng chƣa quan tâm đến việc thực hiện tiêu chuẩn này thì trong đánh giá cũng sẽ ít chú trọng đến nó. CBGV các nhà trƣờng thừa nhận mình thực sự chƣa làm tốt công tác này, một phần do GV mới chỉ tập chung vào các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, thời gian không cho phép, do vậy họ chƣa dành nhiều thời gian để tạo dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phƣơng.

Cô giáo NHH- Trƣờng PTDTBT THCS Mƣờng Đun cho biết: Việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trƣờng với cha mẹ học sinh và các bên liên quan, phối hợp với gia đình và xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục còn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Nhà trƣờng chủ yếu mới chỉ gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ học sinh trong 3 lần họp phụ huynh/1 năm hoặc trong những trƣờng hợp đặc biệt. Việc phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục khác cũng còn nhiều hạn chế, do vậy họ đánh giá tiêu chuẩn này đã thực hiện không cao.

50

Cô giáo TTT - Hiệu trƣởng Trƣờng PTDTBT THCS Tủa Thàng cho biết: Trƣờng PTDTBT THCS Tủa Thàng đóng trên địa bàn xã khó khăn của huyện Tủa Chùa, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ học sinh hầu nhƣ phó mặc việc giáo dục con cho nhà trƣờng. Vì vậy hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh hầu nhƣ là không có. Do đó, nhà trƣờng cũng không chú trọng đánh giá nội dung này.

Tiêu chuẩn Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục có

ĐTB 3,17 đạt mức trung bình xếp ở vị trí thứ 4. Trong đó, tiêu chí Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục đƣợc đánh giá với mức điểm cao hơn (3.26 điểm xếp mức trung bình), tiêu chí Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc có mức điểm thấp hơn (3.08 điểm đạt mức trung bình). Điều này có thể lý giải nhƣ sau: Do yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, các trƣờng đều đầu tƣ, quan tâm đến việc ứng dụng CNTT của giáo viên trong quá trình dạy học, do đó tiêu chí này cũng đƣợc quan tâm đánh giá nhiều hơn. Còn việc ngoại ngữ hiếm khi sử dụng nên ít đƣợc quan tâm. Ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa hầu nhƣ đều có tỷ lệ nhất định giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số, có thể sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh.

Tiêu chí Xây dựng môi trường giáo dục có ĐTB 3.17 đạt mức trung

bình, xếp thứ 4 bao gồm các tiêu chuẩn: Xây dựng văn hóa nhà trƣờng; Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trƣờng; Thực hiện và xây dựng trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng. Đây là nội dung ít đƣợc quan tâm nhất trong các nội dung đánh giá giáo viên bởi phần lớn giáo viên cho rằng những tiêu chí trên là nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhà trƣờng, giáo viên chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ dạy học, do đó ít quan tâm thực hiện. Trong công tác đánh giá, một số trƣờng cũng chƣa chú trọng nội dung này.

Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, qua

51

trao đổi trực tiếp, chúng tôi đƣợc thầy NSN - Hiệu trƣởng Trƣờng PTDTBT THCS Trung Thu cho biết về kết quả thực hiện các nội dung trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS nhƣ sau: Về Phẩm chất nhà giáo và Phát triển chuyên môn nghiệp vụ của CBGV các nhà trường luôn được các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là CBQL các nhà trường, Phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo một cách sát sao, vì thế kết quả đánh giá trên theo tôi là phù hợp với thực tế đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.

Nhƣ vậy qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện các nội dung đánh giá theo Chuẩn của CBGV các nhà trƣờng đều đƣợc khách thể đánh giá tƣơng đối cao, song có sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa các lĩnh vực. Do vậy, CBQL các nhà trƣờng cần coi trọng hơn nữa trong quản lý thực hiện các tiêu chí của từng tiêu chuẩn của Chuẩn để tạo nên sự đồng bộ trong đánh giá kết quả thực hiện Chuẩn nghề nghiệp của CBGV các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong những năm tiếp theo.

Thực trạng thực hiện quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quy trình đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.7 nhƣ sau:

Bảng 2.7. Việc thực hiện quy trình đánh giá giáo viên THCS

theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Hình thức, quy trình đánh giá Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 1. Tự đánh giá

của giáo viên 0 0.0 14 10,7 44 33.8 45 34.6 27 20.8 3.65 1 2. Đồng nghiệp

52 Hình thức, quy trình đánh giá Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % SL % 3. Cán bộ quản lý nhà trƣờng đánh giá 0 0.0 17 13.1 45 34.6 38 29.2 30 23,0 3,62 2 4. Lấy ý kiến từ các

bên liên quan khác 36 27,6 38 29.2 35 26.9 21 16.1 0 0.0 2.31 6 5. Tổng hợp kết

quả đánh giá và phân loại giáo viên

5 3.8 28 21,5 59 45.4 23 17.7 15 11.5 3.08 4 6. Sử dụng kết quả đánh giá để phát triển đội ngũ giáo viên 8 6.1 28 21.5 63 48.5 19 14.6 12 9,2 2.99 5

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: Nhìn chung, quy trình đánh giá đƣợc thực hiện khá tốt ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa. Ở các bƣớc Tự đánh giá của giáo viên; Đồng nghiệp đánh giá; Cán bộ quản lý nhà trƣờng đánh giá có ĐTB khá đồng đều vào khoảng 3,5. Chỉ có việc Lấy ý kiến từ các bên liên quan khác có ĐTB thấp nhất là 2.31 đạt mức yếu. Kết quả khảo sát trên phù hợp với thực tiễn quan sát và tìm kiếm thông tin từ các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa. Trên thực tế, phần lớn các trƣờng thực hiện tốt quy trình đánh giá, chú trọng tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp và đánh giá của Hiệu trƣởng nhà trƣờng. Tuy nhiên, việc tham gia vào đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của các lực lƣợng khác nhƣ học sinh, phụ huynh và cộng đồng trên địa bàn còn hạn chế.

Trao đổi với thầy KAT - Hiệu trƣởng Trƣờng PTDTBT TH&THCS Lao Xả Phình, thầy cho biết: Nhà trƣờng đã tổ chức cho Giáo viên đánh giá theo đúng Thông tƣ 20/2018/TT-BGDĐT là 1 lần/1 năm vào cuối năm học. Hiệu

53

trƣởng thực hiện đánh giá trƣờng thực hiện tự đánh giá 1 lần/1 năm, Hiệu trƣởng đánh giá 2 năm một lần vào cuối năm học. Thỉnh thoảng nhà trƣờng có lấy ý kiến đánh giá của học sinh nhƣng không thƣờng xuyên. Còn về đánh giá của phụ huynh học sinh chƣa đƣợc tiến hành, vì chủ yếu phụ huynh học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, nhiều ngƣời còn không nói đƣợc tiếng phổ thông, không biết chữ nên việc tham gia đánh giá hầu nhƣ chƣa thực hiện. Nhà trƣờng cũng chƣa tổ chức lấy ý kiến các lực lƣợng khác ngoài nhà trƣờng.

Kết quả thống kê cho thấy việc tổng hợp kết quả đánh giá đã đƣợc các trƣờng thực hiện ở mức độ trung bình với điểm số là 3,06 điểm đạt mức trung bình, nguyên nhân là các trƣờng mới chỉ tổng hợp kết quả đánh giá từ 3 lực lƣợng: Tự đánh giá của giáo viên; Đồng nghiệp đánh giá và kết quả của cán bộ quản lý đánh giá;

Hoạt động sử dụng kết quả đánh giá để phát triển đội ngũ giáo viên cũng chƣa đƣợc quan tâm ở mức độ cao kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình là 2,99 điểm đạt mức trung bình;

Nhận xét chung: Về cơ bản quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã đƣợc tổ chức thực hiện ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, tuy nhiên còn hạn chế ở các khâu lấy ý kiến đánh giá của các lực lƣợng liên đới; tổng hợp kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để phát triển đội ngũ giáo viên;

2.3.3. Thực trạng các lực lượng tham gia đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng mức độ tham gia của các lực lƣợng trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.8 nhƣ sau:

54

Bảng 2.8. Mức độ tham gia của các lực lƣợng trong đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)