Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá giáo

viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.5 nhƣ sau:

42

Bảng 2.5. Nhận thức về hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Ý nghĩa của đánh giá giáo viên theo

chuẩn Mức độ ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1. Là một nội

dung cơ bản trong công tác quản lý giáo viên

0 0.0 12 9.2 36 27.7 57 43,8 25 19.2 3.73 1

2. Giúp giáo viên tự soi, tự sửa để hoàn thiện phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

11 8.5 25 19.2 53 40,7 20 15.4 21 16.2 3.11 2

3. Là căn cứ để cơ quan quản lý cấp trên thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên

15 11.5 31 23,8 39 30.0 26 20.0 19 14.6 3,02 4 4. Là cơ sở để ban hành các chính sách về giáo viên 14 10,7 31 23.8 42 32.3 30 23.1 13 10.0 2.97 5 5. Là căn cứ để nhà trƣờng có các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng

43

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Phần lớn CBQL, TTCM, GV các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa đã nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, mức độ nhận thức chƣa cao. Một bộ phận không nhỏ CBQL, TTCM và GV chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

Mức độ đánh giá ở các nội dung cũng không đồng đều. Hai nội dung đƣợc đánh giá với điểm số > 3 là: Là một nội dung cơ bản trong công tác quản lý giáo viên (ĐTB 3.73 đạt mức tốt, xếp thứ 1), Giúp giáo viên tự soi, tự sửa để hoàn thiện phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (ĐTB 3.11 đạt mức trung bình, xếp thứ 2). Thực tế cho thấy, hầu hết CBQL, GV cho rằng việc đánh giá theo Chuẩn là căn cứ để GV xem xét, đối chiếu, so sánh mức độ đạt chuẩn và cũng xác định đƣợc mục đích của đánh giá là giúp GV phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, có kế hoạch để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ giáo viên cho rằng, mục đích của đánh giá chỉ mang tính hình thức, chỉ để làm cơ sở cho công tác xếp loại, thi đua, khen thƣởng; chƣa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi còn gây nên sự mất đoàn kết.

Trao đổi với cô giáo ĐTTH - Trƣờng THCS Thị Trấn, cô chia sẻ: Bản thân tôi cho rằng, hoạt động đánh giá giáo viên giúp giáo viên đối chiếu, so sánh mức độ đáp ứng so với chuẩn, từ đó có biện pháp thay đổi những yếu kém hạn chế của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đánh giá theo Chuẩn nhiều khi chỉ mang tính hình thức, lấy căn cứ xếp loại thi đua.”

Các ý nghĩa còn lại chỉ đạt điểm ở mức trung bình: Là căn cứ để cơ quan quản lý cấp trên thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên (ĐTB 3,02 đạt mức trung bình); Là cơ sở để ban hành các chính sách về giáo viên (ĐTB 2.97 đạt mức trung bình); Là căn cứ để nhà trƣờng có các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng kết quả đánh giá cao chủ yếu ở đội ngũ CBQL(ĐTB 3.03 đạt mức trung bình). Ngƣời

44

giáo viên thƣờng chỉ chú trọng làm tốt công việc của mình là giảng dạy và giáo dục học sinh mà ít quan tâm tới việc đánh giá kết quả công việc và mức độ đáp ứng mục tiêu do bản thân cũng nhƣ do yêu cầu của bậc học đặt ra với họ. Phần lớn GV cho rằng việc đánh giá là của các cấp quản lý họ, nhƣ: Tổ chuyên môn, ban giám hiệu, Phòng. Vì vậy, họ cũng cho rằng việc đánh giá giáo viên ít có ý nghĩa trong việc ban hành các chính sách về giáo viên, hầu nhƣ không làm thay đổi chính sách tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.

Phỏng vấn thầy TVH - Hiệu trƣởng trƣờng THCS Thị Trấn, thầy cho biết: “Phần lớn giáo viên nhà trƣờng đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng, mục tiêu của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn nhận thức chỉ dừng lại ở việc đánh giá, xếp loại giáo viên. Chỉ có Cán bộ quản lý nhà trƣờng mới nhận thức đƣợc việc sử dụng kết quả đánh giá trong quy hoạch, phát triển đội ngũ, trong việc đề xuất những chính sách, chế độ đối với đội ngũ giáo viên”.

Nhìn chung, phần lớn đội ngũ Cán bộ quản lý, Tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ còn chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của hoạt động này, từ đó coi nhẹ việc đánh giá theo Chuẩn, thực hiện mang tính hình thức, đối phó làm ảnh hƣởng đến kết quả, mục tiêu của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)