2. Phương pháp sửa chữa kimphun 1 S ửa chữa thân, nắ p vòi phun
4.1 .4 Đặc điểm cấu tạo
- Van cao áp: khi áp lực dầu cao hơn áp lực đè lò xo cao áp, van cao áp mở ra để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực dầu giảm, lò xo đẩy van đóng lại, trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo một áp lực thấp làm giảm áp lực dầu đến kim phun, nhờ thế kim phun dứt phun nhanh chóng, tránh tình trạng nhỏ dầu ở đót kim. Van cao áp có thể là hình trụ hoặc là hình cầu (viên bi).
Hình 4.3. Các loại van thoát cao áp
A – Loại hình trụ B – Loại 2 viên bi van thoát cao áp 2. Dầu cao áp 3. Bệ van caoáp
- Xylanh bơm có một hoặc hai lỗ dầu, lỗ dầu ra ở phía vít chận xylanh bơm. Vít chận ngoài nhiệm định vị xylanh nó còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu vềđể tránh xói mòn vỏbơm.
BÀI 4: BƠM CAO ÁP PF
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 36
- Piston thường có lằn vạt xéo phía trên hay phía dưới để định lượng nhiên liệu. Đuôi piston có hai tai ăn ngàm với hai rãnh khoét ở vòng răng rãnh khoét vòng răng và tai đuôi piston có dấu lắp ráp vòng răng và thanh răng cũng có dấu lắp ráp.
Hình 4.4. Các dấu lắp ráp của bơm cao áp PF
1. Dấu ở vòng răng và thanh răng 2. Dấu ở đuôi tai piston 3. Dấu ở ống xoay điều khiển
4.1.5 Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm đi xuống thấp nhất, dầu ở xung quanh xylanh vào xylanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và ra. Đến thì phun dầu, trục cam động cơ điều khiển piston bơm đi lên nén nhiên liệu trong xylanh bơm. Khi đỉnh piston đóng kín hai lỗ dầu ởxylanh bơm thì dầu bắt đầu bị nén (ta gọi là điểm khởi phun).
Hình 4.5. Nguyên lý làm việc của bơm cao áp PF A – Thì nạp nhiên liệu B – Thì nén C – Thì dứt phun 1.Van thoát áp 2. Rãnh đứng 3. Rãnh xiên O. Lỗ nạp O1: lỗ hồi
BÀI 4: BƠM CAO ÁP PF
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 37
được sức căng lò xo thì van thoát cao áp được mở ra, dầu được đưa đến kim phun để phun vào buồng đốt.
- Piston bơm tiếp tục đi lên nén dầu, đến khi lằn vạt xéo ở piston bơm mở lỗ dầu hồi, dầu tràn ra ngoài xylanh, áp lực dầu giảm đột ngột thì phun chấm dứt (ta gọi là điểm dứt phun), piston bơm tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó.
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG NHIÊNLIỆU
Muốn thay đổi tốc độ động cơ, ta điều khiển thanh răng, xoay vòng răng, làm piston bơm xoay theo từđó thay đổi thời gian phun dầu.
- Thời gian phun càng lâu, lượng dầu phun càng nhiều, động cơ chạy nhanh. - Thời gian phun dầu ngắn, lượng dầu phun ra ít, động cơ chạy chậm. Khi ta xoay piston bơm đểrãnh đứng trùng lỗ dầu hồi thì dầu sẽkhông được tạo cao áp, mặc dù piston bơm vẫn đi lên, đi xuống, dầu không phun ra, động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu).
Hình 4.6. Các giai đoạn định lượng nhiênliệu 1. Tắt máy 2. Tải trung bình 3. Toàn tải Lằn vạt xéo trên thân piston bơm có hai loại:
+ Lằn vạt xéo phía trên: điểm khởi phun sẽ thay đổi, và điểm dứt phun là cố định.
+ Lằn vạt xéo phía dưới: điểm khởi phun là cố định, và điểm dứt phun sẽ thay đổi.
Vậy đối với động cơ sử dụng loại bơm cao áp kiểu này thì muốn tăng ga,
BÀI 4: BƠM CAO ÁP PF
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 38