Xác định tình trạng bơm caoáp PF trên độngcơ

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 46 - 47)

2. Phương pháp sửa chữa kimphun 1 S ửa chữa thân, nắ p vòi phun

4.2 Xác định tình trạng bơm caoáp PF trên độngcơ

Bước 1: Kiểm tra nhiên liệu ở thùng chứa (nếu hết thì phải thêm vào), kiểm tra

sự rò rỉ nhiên liệu ở các khâu nối.

Bước 2: Xả gió hệ thống nhiên liệu (xả gió lọc, bơm cao áp, kim phun)

-Mở van khóa nhiên liệu.

-Mở ốc xả gió ở lọc thứ cấp cho đến khi dầu chảy ra không còn bọt khí nữa thì siết lại

-Mở ốc xả gió ở bơm cao áp cho đến khi dầu trào ra không còn bọt thì siết lại -Nới lỏng giắc co ở đầu kim phun

-Đè cần xả gió (cần ở đầu nắp máy) và quay động cơ cho đến khi dầu trào ra không còn bọt khí thì siết rắc-co lại

Bước 3: Để thanh răng ở vị trí phun dầu tối đa Bước 4: Đè cần xả gió và đề máy (quay máy)

- Nếu có dầu phun ra thì bơm cao áp còn tốt. - Nếu dầu không phun ra thì bơm cao áp hỏng

BÀI 4: BƠM CAO ÁP PF

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 40

Bước 5: Gắn kim phun vào ống cao áp (chắc chắn rằng kim phun còn hoạt động

tốt) quay động cơ (đề máy), nếu có dầu phun ra ở đầu kim là bơm còn tốt

Bước 6: Để chắc chắn là piston và xy-lanh bơm cao áp còn tốt ta kiểm tra áp lực dầu khi bơm cao áp làm việc bằng cách:

-Gắn ống dẫn dầu cao áp tới kim phun một áp kế -Đưa thanh răng tới vị trí phun dầu tối đa

-Xeo ty bơm lên khoảng 5 – 6 lần

-Nếu áp suất đạt từ 250 Kg/cm2 trở lên là tốt

-Duy trì áp suất này trong khoảng 10 giây, nếu áp suất này không tụt quá 20 Kg/cm2 thì van cao áp còn tốt

Bước 7: Lau sạch máy và cho vận hành (nếu bơm còn tốt)

Bước 8: Lau dụng cụ, dọn vệ sinh

4.3 Kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp PF 4.3.1 Tháo, sửa chữa bơm cao áp PF

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 46 - 47)