BỘ PHUN DẦU SỚM TỰ ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 59 - 61)

2. Phương pháp sửa chữa kimphun 1 S ửa chữa thân, nắ p vòi phun

5.1.3 BỘ PHUN DẦU SỚM TỰ ĐỘNG

a)Sự cần thiết của bộ phun dầu sớm

 Giống như đánh lửa sớm ở động cơ xăng, trên động cơ Diesel, khi tốc độ động cơ càng cao thì góc phun dầu sớm càng phải tăng, để dầu đủ thời gian hòa trộn với không khí và tự bốc cháy, sinh ra công suất là lớn nhất. Do đó, trên hầu hết các động cơ Diesel có số vòng quay động cơ thay đổi lớn đều được trang bị bộ phun dầu sớm tự động.

 Đối với bơm cao áp PF, việc định lượng dầu tùy thuộc vào vị trí lằn vạt xéo ở piston đối với lỗ dầu ra hay vào xylanh bơm.

+ Đối với piston có lằn vạt xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi và dứt phun là cố định.

+ Đối với piston có lằn vạt xéo cả phía trên và phía dưới thì thời điểm khởi phun và dứt phun đều thay đổi. Thường các bơm cao áp đều có lằn vạt xéo phía dưới, nên phải trang bị thêm bộ phun dầu sớm tự động. Đa số các bộ phun dầu sớm là kiểu điều khiển góc phun dầu sớm bằng ly tâm (sử dụng các quả văng).

b)Cấu tạo

 Một mâm thụ động được lắp vào đầu trục cam bơm cao áp, nhờ then hoa và đai ốc giữ.

Một mâm chủ động có khớp nối để nhận truyền động từ động cơ, chuyển động quay của mâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua 2 quả tạ.

 Trên mâm thụ động có ép 2 trục vuông góc với mâm, 2 quả tạ quay trên 2 trục này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tì vào chốt của mâm chủ động, 2 quả được kéo xếp vào nhờ lò xo, một đầu lò xo tì vào trục, một đầu còn lại tì vào chốt ở mâm chủ động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để điều chỉnh lực căng lò xo. Một vỏ dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bao bọc 2 quả tạ và giới hạn tầm bung ra của chúng.

 Tất cả các chi tiết trên được che kín bằng một vỏ bên ngoài cùng vặn ren vào mâm thụ động. Các đệm kín bằng cao su bảo đảm độ kín giữa vỏ và mâm chủ động, nhờ vậy mà bên trong có chứa toàn bộ dầu bôi trơn.

BÀI 5: BƠM CAO ÁP PE

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 53

c.1) Ở tốc độ thấp

Ở tốc độ thấp, lực ly tâm của 2 quả tạ (quả văng) sinh ra nhỏ, lò xo bung ra đẩy 2 quả tạ áp sát vào trục (chiều dài lò xo lớn, a), lúc này góc phun dầu nhỏ (trễ).

c.2)Ở tốc độ cao

Ở tốc độ cao, do lực ly tâm sinh ra bởi 2 quả tạ lớn, 2 quả tạ bắt đầu mở ra ngoài, nén các lò xo lại (chiều dài lò xo ngắn lại, b). Vì vậy, làm cho trục lắp quả tạ di chuyển theo hướng cùng chiều quay của trục cam bơm một lượng tương ứng là góc (ví dụ là 100), góc phun dầu sớm. Lúc này vấu cam ở trục cam bơm sẽ sớm đội vào con đội hơn (1 góc là), góc phun dầu của bơm cao áp tăng lên.

Hình 5.4. Cấu tạo bộ phun dầu sớm tự động

I. Không làm việc II. Phun sớm tối đa 100

1. Mâm thụ động 2. Trục lắp quả tạ 3. Vỏ ngoài 4. Vỏ trong 5. Mâm chủ động 6,14. Quả tạ 7. Vít xả gió 8. Vít châm dầu 9. Vít đậy

BÀI 5: BƠM CAO ÁP PE

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 54

10. Đệm chêm11. Lò xo 12. Đai ốc 13. Khớp nối

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)