BÀI THỰC HÀNH SỐ 9 CÂN BƠM VE

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 115 - 118)

c) Quy trình tháo bơm:

BÀI THỰC HÀNH SỐ 9 CÂN BƠM VE

CÂN BƠM VE

o MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH

- Kiểm tra tình trạng vận hành của bơm cao áp VE và xác định sự cố có thể có. - Xác định các bộ phận chính của bơm cao áp VE.

- Xác định các bước để thực hiện cân bơm cao áp VE.

- Chọn nơi làm việc, các trang thiết bị và dụng cụ phù hợp để tháo lắp và sửa chữa bơm cao áp VE.

o CÁC TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT TƯ HỖ TRỢ CHO BÀI THỰC HÀNH

- Mô hình động cơ diesel Magnum, Nissan SD22, Kia, Komasu, Fiat, có bơm cao áp VE.

- Dụng cụ tháo lắp bơm cao áp VE. - Khay đựng dụng cụ, chi tiết.

- Bàn cặp êtô, giẻ sạch, nhiên liệu rửa, bàn chải cước, bơm cao áp VE rời. o YÊU CẦU CÔNG VIỆC

- Thao tác thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nhận dạng được các bộ phận của bơm cao áp VE.

- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.

- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp bơm cao áp VE. - Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. o HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT

BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 107

QUY TRÌNH THỰCHIỆN

Nếu động cơ ta kiểm tra thấy bơm không hoạt động chính xác kiểm tra thấy dấu ráp bơm sai thì phải tháo ra ráp lại cho đúng

Quy trình tháo

Bước 1: Sử dụng kềm mỏ nhọn tháo lò xo căng đai. Bước 2: Tháo bu-lông giữ bánh căng đai.

Bước 3: Lấy dây đai ra ngoài.

Chú ý: không xeo dây đai bằng bất cứ dụng cụ gì.

Quy trình ráp

Bước 1: Ráp bu-lông, bánh căng đai.

Bước 2: Sử dụng cờ lê quay trục cam cùng chiều kim đồng hồ sao cho dấu di động

trên bánh răng cam trùng dấu cố định ở thân máy.

Bước 3: Sử dụng cờ lê quay trục bơm cao áp cùng chiều kim đồng hồ sao cho dấu

di động trên bánh răng bơm cao áp trùng dấu cố định ở thân máy.

Bước 4: Định vị bánh răng bơm cao áp bằng 2 bu-lông sửa chữa

Bước 5: Sử dụng tuýp quay trục khuỷu cùng chiều kim đồng hồ. Nếu quay khoảng nửa vòng nghe tiếng đụng kim loại, không thể quay tiếp tục, ta phải quay ngược lại. Hiện tượng này được giải thích như sau:

Khi dấu di động ở bánh răng cam trùng dấu cố định thì:

 Hai xú-páp máy (xy-lanh) số4 đang cưỡi, cảhai đều mở, vậy xy-lanh số 4 đang ở thì cuối xả, đầu hút

 Suy ra máy song hành với máy 4 là máy 1, đang ở thì cuối nén đầu nổ, 2 xú- páp đóng kín. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Theo bảng thứ tự thì nổ thì máy số 2 ở thì cuối nổ đầu xả, xú-páp xả mở sớm; máy số 3 song hành với máy số 2, vậy máy 3 đang ở cuối hút đầu nén, xú-páp hút đóng trễ.

Vậy khi ta tháo dây đai ra, sự liên kết giữa trục khuỷu và trục cam không còn, ta quay trục khuỷu, pít-tông di chuyển nhưng trục cam không quay, xú- páp đứng yên, kết quả là pít-tông sẽ đụng vào xú-páp xả máy số 2 và xú-páp hút máy số 3.

Bước 6: Ráp dây đai vào các bánh răng theo thứ tự: bánh răng khuỷu, bánh răng

BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE

KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 108

Bước 7: Dùng tay ép cho dây đai nằm hoàn toàn trong bánh răng. Bước 8: Gắn lò xo bánh căng đai.

Lưu ý: Gắn móc lò xo quay xuống dưới.

Bước 9: Tháo các bu-lông sửa chữa.

Bước 10: Quay động cơ 2 vòng để kiểm tra. Nếu có 1 trong các cặp dấu không

trùng nhau, là ta thực hiện chưa chính xác

Hình 6.61: Dấu cân bơm

Bước 11: Siết chặt bu-lông bánh căng đai bằng cần siết lực đúng tiêu chuẩn lực Bước 12: Kiểm tra trước khi khởi động

- Hệ thống nhiên liệu, Hệ thống làm mát, Hệ thống bôi trơn. - Hệ thống xông máy.

- Có biện pháp đề phòng trường hợp vượt tốc.

Bước 13: Khởi động động cơ.

- Điều chỉnh thời điểm phun của bơm cao áp VE trên độngcơ.

- Sau khi cho động cơ khởi động làm việc ổn định, lên xuống ga và lắng nghe tiếng nổ để biết cụ thể bơm cân sớm, trễ. Muốn chỉnh bơm lại ta thực hiện như sau:

Nới các bu-lông khớp nối mặt bích bơm nơi có rãnh dài.

- Muốn chỉnh phun sớm hơn ta xoay vỏ bơm ngược chiều quay của trục bơm.

Muốn chỉnh phun trễ ta xoay vỏ bơm theo chiều quay. Sau đó siết chặt các bu-lông

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ diesel (ngành sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) (Trang 115 - 118)