Hình 6.9. Cấu tạo bộ phun dầu sớm tựđộng 1.Vỏ bơm 2. Mâm đựng con lăn 3. Con lăn 4. Chốtnối
BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 80
-Cấu tạo: Đây là loại thủy lực, được điều khiển bằng áp suất dầu của bơm tiếp vận. Bộ phun dầu sớm có cấu tạo như hình 59.
-Hoạt động:
+ Ở tốc độ thấp: áp suất dầu từ BTV nhỏ không đủ lực thắng sức căng của lò xo, piston dịch về phía phải, đẩy vòng lăn về hướng phun trễ nhiên liệu.
+ Ở tốc độ cao: áp suất dầu từ BTV lớn, thắng sức căng lò xo,piston động lực dịch qua phía trái, qua chốt trượt đẩy vòng lăn theo hướng phun sớm nhiên liệu.
-Van ngắt dầu điện từ
+ Cấu tạo: Van ngắt dầu được đặt ở đầu phân phối, bên trong gồm có: van bằng kim loại, lò xo, lọc nhiên liệu và cuộn dây.
Hình 6.10. Cấu tạo van ngắt dầu điện từ 1.Đường dầu 2. Piston 3. Đầu phânphối
4. Van ngắt dầu 5. Buồng ápsuất
-Hoạt động: Khi mở công tắc máy sang vị trí ON, dòng điện chạy qua cuộn dây tạo thành nam châm hút van lên, mở đường thông từ buồng dầu với buồng áp suất.
-Khi tắt máy, xoay công tắt máy về vị trí LOCK, ngắt dòng điện đến van ngắt dầu, làm mất từ trường, lò xo đẩy van đóng cửa hút lại, làm ngắt dầu, dầu không nạp được và buồng nén.
BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 81
6.1.3 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA BƠM CAO ÁP VE6.1.3.1 Nạp nhiên liệu 6.1.3.1 Nạp nhiên liệu
- Piston bơm ở ĐCD, nhiên liệu vào cửa hút, rãnh hút, vào buồng áp suất (buồng cao áp), lỗ xuyên tâm và lỗ ngang. Lúc này khâu phân lượng đóng lỗ ngang.
6.1.3.2 Nén và phân phối nhiênliệu
- Piston đi lên ĐCT, đồng thời quay đi 1 góc làm rãnh hút (không trùng cửa hút), nén dầu trong buồng áp suất.
- Sự phân phối nhiên liệu được thực hiện khi rãnh phân phối ở piston thẳng hàng với 1 trong 4 lỗ trên nắp phân phối. Lúc này dầu cao áp sẽđi từ buồng cao áp đến lỗ xuyên tâm đến rãnh phân phối đến lỗ phân phối và đến kim phun (lúc này piston đã quay đi 450 so với ban đầu ).
1. Piston 2. Lỗ nạp 3. Rãnh nạp 4. Buồng ápsuất 5. Dầu áp lực cao 6. Rãnh phânphối
7. Đường dầu thoát ở đầu phânphối 8. Khâu phânlượng
9. Lỗ ngang
UT: Điểm chết dưới OT: Điểm chết trên
Hình 6.11. Nguyên lý làm việc của bơm cao áp VE
6.1.1.1Dứt bơm
- Piston tiếp tục đi lên, đến khi khâu phân lượng mở lỗ ngang nhiên liệu với áp suất cao sẽ thoát ra lỗ ngang. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽgiảm đột ngột và quá trình bơm kếtthúc.
BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 82
- Để định lượng nhiên liệu người ta sử dụng khâu phân lượng vàkhâu phân lượng được điều khiển bởi cần ga đóng mở lỗ ngang nhiều hay ít (giống bơm cao áp P.S.B) piston tiếp tục quay và đi xuống ĐCD, khi piston xuống tới ĐCD, lỗ hút (rãnh hút) trùng với cửa hút thì bắt đầu lại chu trình. Lúc này khâu phân lượng đóng lỗ ngang. Piston đã quay 900 so với ban đầu (động cơ 4xylanh).
6.1.2 ĐẶC ĐIỂM BƠM CAO ÁP VE
NP VE x x F A R NP a b c d e f g h a b c d e f g h
a.Khi tắt máy, xoay công tắt máy về vị trí LOCK, ngắt dòng điện đến van ngắt dầu, làm mất từ trường, lò xo đẩy van đóng cửa hút lại, làm ngắt dầu, dầu không nạp được và buồng nén.
b.NP: tên nhà sản xuất, NP là của hãng DieselKiKi c. VE: loại bơm phânphối
d.x: số xylanh
e.x: đường kính piston bơm (mm) f. F: bộđiều tốc cơkhí
g.: sốvòng quay điều chỉnh của bộđiều tốc (có tác dụng) h.A: kí hiệu thiết kế
i. R: chiều quay của piston bơm
R: quay cùng chiều kim đồng hồ L: quay ngược chiều kim đồng hồ NP: số loạt sản xuất
BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 83
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8
THÁO LẮP VÀ SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VE
o MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH
- Kiểm tra tình trạng vận hành của bơm cao áp VE và xác định sự cố có thể có. - Xác định các bộ phận chính của bơm cao áp VE.
- Xác định các bước tháo lắp của bơm cao áp VE.
- Chọn nơi làm việc, các trang thiết bị và dụng cụ phù hợp để tháo lắp và sửa chữa bơm cao áp VE.
o CÁC TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT TƯ HỖ TRỢ CHO BÀI THỰC HÀNH
- Mô hình động cơ diesel Magnum, Nissan SD22, Kia, Komasu, Fiat, có bơm cao áp VE.
- Dụng cụ tháo lắp bơm cao áp VE. - Khay đựng dụng cụ, chi tiết.
- Bàn cặp êtô, giẻ sạch, nhiên liệu rửa, bàn chải cước, bơm cao áp VE rời. o YÊU CẦU CÔNG VIỆC
- Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nhận dạng được các bộ phận của bơm cao áp VE.
- Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp bơm cao áp VE. - Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. o HOÀN THÀNH CÁC CÂU HỎI DẪN DẮT
BÀI 6: BƠM CAO ÁP VE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 84
QUY TRÌNH THỰCHIỆN
6.2.1 Xác định tình trạng bơm cao áp VE trên độngcơ
Bước 1: Xả gió hệ thống (thao tác tương tự cách xả gió hệ thống bơm cao áp PE)
Bước 2: Tháo rời các rắc-co nối giữa bơm cao áp và các kim phun.
Bước 3: Để cần ga ở vị trí phun dầu tối đa.
Bước 4: Cấp điện cho van cắt nhiên liệu hoạt động. Bước 5: Khởi động động cơ.
- Quan sát ở đầu các rắc co. Nếu nhiên liệu không phun ra ở một trong những rắc co thì bơm đã hư.
- Nếu nhiên liệu phun ra hết ở đầu các rắc co thì bơm còn hoạt động.
Bước 6: Ngừng khởi động động cơ.
Bước 7: Tháo 1 kim phun bất kỳ trên động cơ ra
- Nối ống dầu cao áp từ bơm cao áp đến kim phun vừa tháo. - Để cần ga ở vị trí cầm chừng.
- Khởi động động cơ.
Bước 8: Quan sát, nếu có dầu phun ra kim phun thì bơm còn tốt, nếu không có dầu phun ra thì do pít-tông bơm cao áp không tao đủ áp lực phun. Để chắc chắn là pít- tông xy-lanh bơm cao áp còn tốt ta kiểm tra áp lực dầu khi bơm cao áp làm việc, bằng cách:
- Gắn vào ống dẫn dầu cao áp tới kim phun 1 áp kế.
- Đưa cần ga đến vị trí phun dầu tối đa.Quay cốt bơm vài vòng (khoảng 5 vòng).
- Nếu áp suất đạt từ 200 kg/cm2 trở lên là tốt.
- Duy trì áp suất này trong khoảng 10 giây. Nếu áp suất này không tụt quá 20 Kg/cm2 là van cao áp còn tốt. Tiếp tục kiểm tra cho các tổbơm tiếp theo
6.2.2 Kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp VE
Sau khi xác định được tình trạng của bơm trên động cơ thì ta tiến hành tháo bơm ra khỏi động cơ. Sau đó đặt lên SST tháo rời bơm như sau:
a) Tháo, sửa chữa bơm cao áp VE b) Tháo bơm cao áp VE