2. Phương pháp sửa chữa kimphun 1 S ửa chữa thân, nắ p vòi phun
5.1.5.4 BỘ ĐIỀUTỐC KIỂU KHÍ (ÁPTHẤP)
Bộ điều tốc kiểu khí (áp thấp) thường lắp trên động cơ xe tải, nó hoạt động theo sự thay đổi áp thấp trong đường ống nạp, theo số vòng quay động cơ. Ưu điểm của bộ điều tốc này là cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, không có các chi tiết mài mòn
a)Cấu tạo
Bộ điều tốc này gồm 2 phần:
Họng khuếch tán có cánh bướm ga. Hệ thống màng
BÀI 5: BƠM CAO ÁP PE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 60
Hình 5.8. Bộ điều tốc kiểu khí
A – Tốc độ tối đa B – Tốc độ cầm chừng
1. Ong khuếch tán 2. Cánh bướm ga 3. Màng da 4. Lỗ thông khí trời 5. Cần giới hạn 6. Hướng tăng ga 7. Hướng giảm ga 8.Chốt tựa 9. Áp thấp
10. Ống mềm 11. Hướng ráp lọc gió
+ Họng khuếch tán nằm giữa bầu lọc gió và cổ góp hút, tại tiết diện nhỏ nhất củaống góp hút người ta lắp 1 cánh bướm ga, được điều khiển bằng bàn đạp ga.
+ Màng da chia buồng bộ điều tốc thành 2 ngăn, ngăn trái thông với khí trời, ngăn phải (ngăn áp thấp) thông với họng khuếch tán nhờ 1 đường ống.
+ Màng bộ điều tốc nối với thanh răng bơm cao áp và mặt đối diện tựa vào lò xo điều tốc.
+ Phía bên ngăn áp thấp còn có 1 lò xo nhỏ và chốt tì có tác dụng làm tăng độ ổn định của bộ điều tốc khi động cơ chạy cầm chừng.
+ Một vít dùng để điều chỉnh lực nén lò xo nhỏ.
+ Một nút kéo nối liền với 1 nạng ở ngăn trái, liên kết với thanh răng để tắt máy.
b)Hoạt động
Nguyên tắc tạo ra áp thấp giống như ở bộ chế hòa khí , áp thấp này sẽ làm màng da di chuyển, kéo thanh răng di chuyển.
Khi cánh bướm ga ở vị trí nhất định, nếu thay đổi số vòng quay của động cơ thì tốc độ không khí đi qua họng khuếch tán sẽ thay đổi theo và do đó làm thay đổi áp suất ở họng khuếch tán.
Khi tăng số vòng quay động cơ (xe xuống dốc) thì áp thấp ở ngăn áp thấp càng tăng, lúc này màng da sẽ bị kéo về phía nén lò xo điều tốc lại, thanh răng sẽ được kéo sang hướng làm giảm lượng nhiên liệu phun (hướng phải).
Khi số vòng quay giảm (xe leo dốc) thì áp thấp sẽ giảm theo, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng về phía tăng lượng nhiên liệu (phía trái).
+ Khi khởi động động cơ
Khi động cơ ngừng, cả 2 ngăn đều thông với khí trời, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang phía (trái) tăng lượng nhiên liệu, động cơ khởi động dễ dàng.
Ngay sau khi động cơ nổ, áp thấp phát sinh tại họng khuếch tán, áp thấp này sẽ kéo màng da và thanh răng về hướng giảm lượng nhiên liệu phun tương ứng với vị trí
BÀI 5: BƠM CAO ÁP PE
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 61
cánh bướm ga.
+ Tốc độ cầm chừng
Ở tốc độ cầm chừng cánh bướm ga gần như đóng kín họng khuếch tán, chỉ chừa 1 lỗ nhỏ cho không khí đi vào động cơ, lúc này áp thấp lớn tại ống này, hút màng, kéo thanh răng về phía ít nhiên liệu (phải) tương ứng với tốc độ cầm chừng của động cơ. Vào lúc này màng da vừa chạm vào chốt tì để giảm bớt sự rung động của màng, tăng độ ổn định của bộ điều tốc.
+ Tốc độ tối đa
Cánh bướm ga mở lớn, áp thấp sẽ yếu, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang phía tăng lượng nhiên liệu (trái) đến vị trí đạt tốc độ tối đa ấn định của bộ điều tốc.
+ Tốc độ quá tải
Với vị trí cần ga tối đa, động cơ làm việc ở chế độ đầy tải, tiếp tục tăng tải thì số vòng quay động cơ sẽ giảm. Do đó, áp thấp sinh ra sẽ yếu hơn (so với lúc đầy tải), lò xo điều tốc đẩy màng về phía tăng lượng nhiên liệu (phía trái), để đáp ứng mức tải.
+ Ngừng động cơ
Muốn tắt máy ta kéo nút ở buồng lái, nút này sẽ thông qua dây cáp, nạng, kéo thanh răng về hướng tắt máy, ép lò xo điều tốc lại, ngưng cung cấp dầu.
5.1.2. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE.