Kỹ thuật chăm sóc

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 36 - 39)

, con đã bị thực bì trùm phủ kín và Không trồng cây nghiêng lẩn át chèn ép đến chết

1,4.1 Thời vụ và thời tiết trồng cây

1.5.2. Kỹ thuật chăm sóc

Đối với cây trồ n g lấy gỗ, giai đoạn cây non sau khi trồng:

Năm thứ nhất: Nhiệm vụ chăm sóc là xới quanh gốc, cắt dây

leo, nhổ cỏ dại, xói váng, vun gốc cho cây theo hình tròn, đường kính hình tròn xới xáo, nhặt cỏ khoảng 0,8-1 m.

Năm thứ hai: Nội dung nhiệm vụ chăm sóc tương tự năm

đầu. Ngoài cuốc còn phải dùng dao quắm cán dài phát quang dây leo thảm cây cỏ dại trùm kín quanh gốc cây, thân cây. Neu thâm canh năm thứ hai kèm theo xới xáo đất có thể bón phân vi sinh hay phân hóa học (liều lượng nhỏ, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật) bàng cách tưới, phun lên lá hoặc rắc đều lên phần đất vừa xới xáo.

Năm thứ ba: Đường tròn xới xáo cho đất tơi xốp và sạch cỏ dại rộng bằng hình chiếu tán cây. c ắ t tỉa, loại bỏ những cành dưới thấp giúp cây tăng nhanh chiều cao dưới cành.

Đến năm thứ 4-5 cần bón thúc cho cây. Bón thúc nên kết hợp cả phân chuồng hoai với phân vi sinh và phân hóa học. Liều lượng bón tùy loài và khả năng đầu tư mà thay đổi.

Bón thúc theo hai cách:

+ Bón theo hốc chân kiềng: Trên vòng tròn hình chiếu tán

cây đào 3 hố rộng (kích thước hốc tùy theo lượng phân bón nhiều hay ít mả đào to - nhỏ khác nhau). Cho phân xuống hố, trộn đều phân vói đất rồi phủ đất kín. Lấp xong tưới nước. Những lần bón sau đào hốc chân kiềng không trùng với hố đào ở lần bón trước...

+ Bón theo rãnh hình vành khăn quanh gốc cây: Rãnh vành

khăn đào theo hình chiếu tán cây. Rãnh sâu - rộng chừng 10x20 cm. Rãnh bón các năm đào mở rộng dần ra ngoài theo phạm vi phát triển mở rộng của hình chiếu tán. Rải phân chuồng hoai trộn lẫn phân vi sinh hay phân hóa học cùng với ư o bếp hoặc xi than, phân xanh ủ hoai vào rãnh rồi vun đất lấp kín, tưới nước...

Tiếp tục cất tia cành nhánh dưới thấp nhằm tạo hình thân, tăng chiều cao dưới cành, tăng sinh khối cho cây.

Đối vói cây ăn q u ả hay trồng hoa cây cảnh thì việc chăm sóc có khác. Chẳng hạn, với cây ăn quả thì việc bón phân lại được thực hiện vào các thòi điểm khi cây ra hoa, khi cây nuôi quả và sau khi thu hoạch quả. Vào mỗi thòi điểm lại cần bón loại phân và liều lượng khác nhau, nếu có cùng loại phân thì lượng bón cũng khác nhau. Cây ăn quả cần chú ý điều chỉnh tán cây thông qua việc cắt tỉa cành nhánh làm sao cây ít phát triển theo chiều cao và tán cây có hệ thống cành nhánh phân bố đều trong tán, giúp lá - hoa - qụả ở các cành nhận được lượng ánh sáng gần như nhau, tạo điều kiện tăng năng suất - sản lượng quả. Vì vậy,

đối với từng loài cụ thể cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn bà con chi tiết...

Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, nước tiểu để bón, tưới trực tiếp cho cây.

Người trồng cây ngoài việc ưom, trồng cây còn cần nêu cao ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ cây. Người trồng cây cần thực hiện chăm sóc cây đúng như câu ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết trong sản xuất nông nghiệp: “Công trong là công bỏ. Công làm cỏ là công ăn”.

1.6. Bảo vệ cây trồ n g

- Cây trồng xong nên cắm một cọc bên cạnh rồi buộc thân cây vào cọc chống đổ gẫy cây; nhất là đối với loài cây có thân còn non yếu, chưa tự đứng thẳng được, hoặc trồng cây ở noi có gió mạnh.

- Những noi chăn thả gia súc như trâu, bò, dê, lợn, hoặc noi nhiều người đi lại thì việc đan tre, nứa bao quanh bảo vệ từng cây là cần thiết. Neu là một vùng, một khoảnh đất thì phải dựng hàng rào không cho gia súc vào cắn phá.

- Một số loài trồng xong có thể che tủ rom rạ sạch quanh gốc (với cây ăn quả cần xử lý tiệt trùng cho rơm rạ trước khi che phủ gốc cây bằng cách ngâm rơm rạ vào nước vôi ứong rồi hong khô)...

- Phòng chống sâu bệnh hại và phòng chổng cháy: Trong tự nhiên cây luôn song hành với sâubệnh. Hễ có cây là có sâu có bệnh. Tương tự như, hễ có nước là có cá vậy. Cho nên người trồng cây nhất thiết phải quan tâm đầy đủ tới việc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tùy loài cây mà có loại sâu loại bệnh khác nhau. Có loài cây bị nhiều loài sâu - bệnh gây hại. Nhưng cỏ loài cây lại rất ít bị sâu bệnh. Nguyên tắc lấy phòng là chính, trừ - trị kịp thòi. Phòng trừ nên coi trọng áp dụng phương pháp phòng trị

tổng hợp và phương pháp sinh học. Ngoài sâu bệnh cây còn cần phải được phòng chông cháy. Vùng khô hạn, mùa khô hạn, vùng bị ảnh hưởng của gió Lào cân đặc biệt chú ý phòng chông cháy cho cây trồng. Phương thức trồng hỗn giao nhiều loài cây có tác dụng phòng chống sâu bệnh và phòng chống cháy hiệu quả hơn so với trồng thuần loại một loài cây. So với độc canh thì xen canh - luân canh ít sâu bệnh hơn, nêu có sâu bệnh thì cũng ít trầm trọng hơn, ít có khả năng phát triển thành dịch hại nguy hiểm... Ví dụ, Thông trồng thuần loài rất dễ xuất hiện dịch “sâu

rỏm thông” và rừng Thông rất dễ bị cháy. Cũng như, độc canh

lúa thì khó tránh khỏi dịch rầy nâu là vậy...

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 36 - 39)