Quy trình VietGA P Yêu cầu cẩp bách cho nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 106 - 113)

III. THỊ TRƯỜNG THỜI HỘI NHẬP VÀ YÊU CẦU KHẮT KHE ĐỐI VỚI NÔNG LÂM PHẨM

Quy trình VietGA P Yêu cầu cẩp bách cho nông sản xuất khẩu

nông sản và cho cả thị trường trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại sau khi thực hiện các cam kết về nông sản với WTO.

v ề vấn đề này TS Nguyễn Quốc Vọng, Bộ Nông nghiệp Australia cho rằng: “N ông dân Việt Nam muốn thắng trong sân choi WTO cần phải đối mặt trực tiếp với bốn luật choi: số lượng hàng hóa phải lớn, đồng bộ; thời gian giao hàng phải chính xác, hàng hóa phải có chứng chỉ nông nghiệp an toàn hoặc nông nghiệp tốt - GAP để chứng minh hàng hóa của mình luôn an toàn vệ sinh. Hàng nông sản cần rất nhiều chứng chỉ để xuất khẩu, như: Xác nhận nguồn gốc (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gien, GMO), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chất ôxy hóa, vitamin, phải đồng bộ giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc) những điều đó chứng minh cho người tiêu dùng thấy được hàng nông sản họ mua có chất lượng cao và bổ dưỡng. Đe nâng cao năng lực cạnh tranh, giá cả trở thành yếu tố quyết định, nhà nông Việt Nam phải hết sức quan tâm đến vấn đề này mặt hàng luôn có giá rẻ cạnh tranh”.

GAP vận dụng vào điều kiện của VN được gọi là VietGAP.

Như vậy việc xây dựng VietGAP là một yêu cầu hết sức cấp bách, nhàm m ở đường cho nông lâm thủy sản của nước ta sớm đi vào được thị trường quốc tế. Dưới đây trích dẫn toàn văn bài viết của Báo Nhân dân về ý nghĩa và yêu cầu cấp bách của VietGAP

Quy trình VietGAP - Yêu cầu cẩp bách cho nông sản xuấtkhẩu khẩu

Quy trình nông nghiệp an toàn (GAP) là chìa khóa thành công cho xuất khẩu nông sản và cho cả thị trường trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại sau

khi thực hiện các cam kết về nông sản với WTO. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, đây là một thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam, GAP (Good Agricultural Practices) ra đời là một bộ hồ sơ để khống chề xuất khau.

Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO, trị giá gần 103 tỷ USD/năm; thị trường lúa gạo, cà phê, cao su mỗi thứ không quá 10 tỷ USD/năm; các nông sản khác như chè, điều, hồ tiêu trên dưới 3 tỷ USD/năm. Tại Việt Nam, phát triển các sản phẩm nông nghiệp vẫn mất cân đối nghiêm trọng, lúa đã trở thành độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác cả nước. Trong khi hoa và rau củ quả thị trường xuất khẩu lớn gấp 10 lần thì lại phát triển ít, chỉ chiếm có 15%. Mức độ đầu tư về chất xám, đất đai, lao động cho ngành hoa và rau củ quả so với lúa gạo cũng kém xa, canh tác độc canh, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm môi trường dễ đưa đến ngộ độc thực phẩm. Thi trường xuất khẩu nông sản thế giới hiện nay phần lớn là do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, kiểm soát. Nhận thức của người tiêu dùng lại mỗi ngày một cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản cũng ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua liên tục tăng trưởng, nhưng lại lộ ra một lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng mặt hàng và khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, tay nghề của thành phần sản xuất chủ lực là nông dân lại chưa được nâng cao ngang tầm với một nước mạnh về xuất khẩu nông sản, vì thế nhà nông vẫn còn rất bấp bênh trong sản xuất và thu hoạch.

Theo TS. Nguyễn Quốc Vọng, Bộ Nông nghiệp Australia, nông dân Việt Nam muốn thắng trong sân choi WTQ cần phải đối mặt trực tiếp với bốn luật chori: số lượng hàng hóa phải lớn, đồng bộ; thời gian giao hàng phải chính xác, hàng hóa phải có chứng chỉ nông nghiệp an toàn hoặc nông nghiệp tốt - GAP để chứng minh hàng hóa của mình luôn an toàn vệ sinh. Hàng nông sản cần rất nhiều chứng chỉ để xuất khẩu, như: Xác nhận nguồn gốc (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gien, GMO), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chất ôxy hóa, vitamin, phải đồng bộ giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc) những điều đó chứng minh cho người tiêu dùng thấy được hàng nông sản họ mua có chất lượng cao và bổ dưỡng. Đe nâng cao năng lực cạnh tranh, giá cả trở thành yếu tố quyết định, nhà nông Việt Nam phải hết sức quan tâm đến vấn đề này để mặt hàng luôn có giá rẻ cạnh tranh.

Ông Vọng khuyến cáo: Trong bốn luật chori trên đây, khó khăn nhất đối với nhà nông của chúng ta hiện nay vẫn là quy trình GAP, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến z , từ sửa soạn ruộng đồng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, thuốc bảo vệ thực vật, môi trường, bao bì... Vì vậy, GAP trở thành hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nhà nông đồng thòi nó cũng ghi chép chi tiết quá trình sản xuất của người trồng. Các chương trình tập huấn về GAP, dự án GAP cho cây thanh long của một số tổ chức quốc tế tài trợ gần đây còn rất nhỏ lẻ, chưa phải chu trình có quy mô ngành hoặc cả nước cho Việt Nam. Nếu không xây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà.

Ông Joseph Ekman, chuyên gia quốc tế về thực phẩm trong nông sản cho rằng: Chương trình GAP của Việt Nam (VietGAP) trước hết phải tập trung vào an toàn thực phẩm vì đây là quan tâm hàng đầu của kỹ nghệ thực phẩm quốc tế, chương trình

VietGAP nên dựa vào mô hình GAP ASEAN để bảo đảm rằng nó phù hợp với các chương trình liên vùng và quốc tế về an toàn thực phẩm. Do đó GAP cần phải có những chương trình hỗ trợ như tập huấn về sử dụng hóa nông, vệ sinh an toàn, cộng với phương tiện phòng thí nghiệm để trắc thử dư lượng của nông dược và vi sinh.

GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học An Giang trăn trở: “Việt Nam vào WTO rồi nhưng nông dân vẫn còn làm ăn riêng lẻ, nông sản thì bán qua trung gian, làm cho sản phẩm không có thương hiệu. Chúng ta phải xác định cho nhà nông làm sản phẩm gì, vùng nào có thế mạnh gì thì phải phát triển bằng được sản phẩm đó và bán cho thị trường nào. Muốn có thương hiệu t ố t phải bắt đầu từ nguyên liệu ổn định. Chế biến, bảo quản, thu hoạch, bao bì... cũng phải thật t ố t ” [Nguồn Báo Nhân dân; 16]. Cũng phải thật t ố t mà ông Xuân nói chính là tuân thủ triệt để theo tiêu chuẩn GAP. Chính nhờ tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn GAP mà ông Thái Đức Duy ở Bình Thuận đã đưa quả Thanh Long vào được hai thị trường khó tính là Mỹ và Châu Âu...

3.3. C hửng chỉ rừ n g (F orest C ertiíỉcation)

Đối với sản xuất lâm nghiệp cần phải có rừng bền vững và rừng phải có chứng chỉ. Vậy hiểu thế nào là chứng chỉ rừng?

C hứng chỉ rừ n g là gì? "Chứng chỉ rừng" (còn gọi là chứng

chỉ gỗ) là chứng chỉ theo dõi sản phẩm gỗ từ khi còn là nguyên

liệu gỗ thô đến khi trở thành thành phẩm. Nó bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm gỗ có chứng chỉ được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không làm giảm đa dạng sinh học của rừng và không ảnh hưởng đến môi trường. Chứng chỉ rừng chính là chứng chỉ ISO áp dụng riêng cho ngành lâm nghiệp.

Có thể coi và hiểu Chứng chỉ rừng là Giấy chứng nhận an toàn sinh thái cho những sản phẩm của khu rừng đã được cấp Chứng chỉ.

Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Đánh giả và cấp chứng chỉ rừng chỉ áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xúất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Khi một đơn vị lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng sẽ có lợi ích:

- Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoang 30%).

- Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới.

- Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

T ại sao rừ n g k in h d o an h , sản x u ấ t gỗ p h ả i có chứng chỉ? Do những hoạt động của con người, như khai thác lâm sản, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt - chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v... nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. FAO ước tính hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên trái đất mất đi khoảng 9 triệu ha. Môi trường sống của nhiều - loài động vật, thực vật rừng bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều

loài bị biến mất...

Thực tế cho thấy, nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những giải pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng thế giới cũng như từng quốc gia thừa nhận và đặc biệt quan tâm

là phải thực hiện được quản lý rừng bền vữngrừng phải có chứng chỉ.

T hế nào là q u ản lí rừ n g bền vững: Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation):

“Quản lý rừng bền vững là quả trình quản lý các khu rừng cổ định nhằm đạt một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng; như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đảng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, cũng không gây ra những tác động đổi với mồi trường và xã hội

Còn theo Tiến trình Helsinki, thì: “Quản lý rừng bền vững

là sự quản lý rừngđất rừng theo cách thức và mức độ phù

hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng hiện tại cũng như tương lai, các chức năng sinh thải, kinh tế, xã hội của chúng ở mức độ địa phương, quốc gia hay toàn cầu và không gây hại đổi với các hệ sinh thái khác

N hư vậy, có thể hiểu khái quát, quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội.

Nhiệm vu chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng ưên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có ích về mặt xã hội và kinh tế.

a. Lợi ích về môi trường:

Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động:

- Bảo tồn đa dạng sinh học và nước, đất...

- Bảo vệ các loài động, thực vật qúy hiếm và môi truờng sống của chúng.

h. Lợi ích về xã hội:

Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Đặc trưng chính thể hiện qua yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực. Điều này có nghĩa: Tất cả các hoạt động lâm nghiệp phải tìm kiếm sự đồng thuận của các công đồng dân tộc thiểu số địa phương. Ví dụ: Các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi, vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của họ.

c. Lợi ích về kinh tế:

Chủ rừng phải khai thác, lợi dụng tối ưu tài nguyên rừng, chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn cho quản lý rừng bền vững. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù họp với tất cả các loại rừng ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng ừồng.

Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình để đánh giá và cấp chứng chỉ. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được phê chuẩn của FSC trước khi áp dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực.

Mạng lưới kinh doanh Lâm sản Toàn cầu (Global Forest &

Trade Network- GFTN) là sáng kiến của WWF. GFTN nhằm

góp phần chẩm dứt tình trạng khai thác gỗ trái phép và cải thiện công tác quản lý các khu rừnp có giá trị và đang bị đe doạ. Bằng việc thúc đây các môi liên kêt kinh doanh giữa các công ty cam kết đạt được mức yêu cầu theo quy định và hỗ ữ ợ hoạt động lâm

nghiệp có trách nhiệm. GFTN đưa ra các điều kiện thị trường nhằm giúp bảo tồn rừng trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích kinh tế - xã hội cho các doanh nghiệp và những người phụ thuộc vào rừng. Mạng lưới này hiện đang hoạt động ở gần 30 quốc gia tiêu thụ và sản xuất gỗ trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Trên 400 công ty đã cam kết thực hiện quản lý rừng và thu mua lâm sản có trách nhiệm, trong đó có những tập đoàn bán lẻ lớn như IKEA, Carrefour và B&Q...

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)