II. Kĩ THUẬT TRỒNG MỘT só LOÀI CÂY 2.1 Kỹ thuật trồng gấc
100 kg sẽ lấy được 30-35 kg màng đỏ lẫn hạt Phoi khô ngoài nắng hay sấy khô ở nhiệt độ 10-50°c, sau khi bỏ hạt thu được 5-
2.1.2. Kỹ thuật trồng gấc
2.1.2.1. Đất trồng Gấc
Gấc là một loài cây bản địa của VN, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Cho nên việc lựa chọn đất trồng không có yêu cầu khắt khe như đối với nhiều loài cây khác. Tất nhiên những vùng đất khô cằn, đất đỉnh đồi trọc, đất mỏng lóp, đất đá ong, đất nhiều sỏi đá thì không nên lựa chọn để trồng Gấc. Gấc sẽ sinh trưởng, phát triển tốt nếu là đất vườn, đất ven bờ ao - hồ - đầm, đất thung lũng, đất phù sa ven sông suối, đất sâu lóp, độ ẩm - độ phì cao. Nên chọn trồng nơi đất tốt, đất phù sa, thoát nước để trồng Gấc mới có năng suất cao.
Đào hố: Sản xuất đại trà thì đào hố trồng kích thước 50x50x50 cm hoặc 60x60x60 cm. Nếu trồng trong vườn thì nên đào to rộng và sâu hơn. Có nhà đã đào hố rộng tới lnv' để ưồng Gấc: 100x100x80(60) cm. Không nhất thiết đào vuông mà có thể đào hố tròn. Khi ấy đường kính hố trồng sẽ là 40 cm; 50 cm; 100 cm. Cũng có thể đào rãnh dài theo chiều dài của giàn, rãnh đào rộng từ 0,8-1 m, dài 3 m, sâu 0,6 m, trên rãnh trồng từ 3-5 gốc. Nếu ưồng cho gấc leo lên cây thì chỉ cần đào hố 60x60x60 cm và mỗi hố chỉ trồng 1-2 dây.
2.1.2.2. Mật độ trồng
Trồng tập trung trên diện tích lớn, trồng đại trà với vùng đất tốt có thể trồng m ật độ 400 cây/ha (cự ly 5x5m/cây) hoặc 200 cây/ha (cự ly 7x7m/cây). Trồng vườn, trồng trên đất tận dụng thì tùy điều kiện cụ thể mà xác định cự ly hay m ật độ trồng thích họp. Trồng gấc trên ruộng thường trồng 50 gốc gấc m ột sào(360m 2) (cự li trồng 2,7x2,7m; mỗi gốc 7,2 m 2 diện tích giản).
2.1.2.3. Thời vụ trồng Gấc
Ở miền Bắc nên trồng gấc vào tháng 2 dương lịch. Ở miền Trung, miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa; nơi đất ẩm, thoát nước và đủ nước tưới.
2.1.2.4. Trồng gấc
2.1.2.4.1. Trồng gấc bằng hạt
Kinh nghiệm dân gian trồng gấc bằng hạt phải lấy hạt đã qua đồ xôi thì hạt mới nẩy mầm, sai quả và cho gấc nép là không đúng. Điều này đã được Đinh Ngọc Lâm ngay từ năm 1986 khẳng định “Trong nhân dân thường cho rằng muốn trồng gấc từ hạt phải lấy hạt gấc đã đồ xôi rồi thì hạt mới nẩy mầm sai quả và cho gấc nếp. Thực tế không đúng như vậy. Nếu đem đồ xôi thì hạt đã bị chín và mầm đã bị chết, không đâm chồi gì được
sau khỉ gieo. Nếu chỉ đồ qua loa, mầm của 1 sổ hạt chưa chết, gặp điều kiện thuận lợi khỉ gieo hạt có thế nấy mầm, nhưng cây
cũng bị cằn cỗi, kém phát triển, quả ỉ f \6].
Lấy hạt nhân giống cũng phải lấy từ những cây gấc nếp tốt như cây lấy hom dây. Phải chọn quả lấy hạt ở những cây có quả to, cây sai quả. Chọn giống tốt để gieo trồng là cơ sở để gấc trồng có năng suất cao. Đợi cho quả chín hoàn toàn, tức là khi quả thật chín mới hái xuống rồi dùng tay bóp lấy hạt giống.
Nhị đực
(Ảnh Võ Tòng Anh)
Hai lá mầm của hạt Gấc
(Ảnh Lê Hồng Phúc)
X ử lý hạt gấc: Trước hết hạt phải được cho vào xảo chà sát,
rửa thật sạch màng bao bọc quanh vỏ. Sau đó làm sạch hạt, loại bỏ những hạt trắng, hạt nhỏ, hạt dập, tạp chất... Thường ngâm hạt trong nước khoảng 1-2 ngày. Cũng có thể xử lí hạt bằng nước ấm, 2 sôi 2 lạnh (#50°C), cứ để nguyên hạt ngâm ừong thòi gian 1 ngày rồi mới gieo vào bầu hoặc trồng vào hố. Hoăc xử lý bằng acid: Ngâm hạt trong dung dịch acid H2SO4 10% trong thòi gian 1 ngày, rồi vớt ra đem gieo. Sau khi xử lý ngâm nước có thể đem gieo hạt trực tiếp vào hố trồng. Một hố gieo 2-3 hạt, sau khi hạt nẩy mầm tỉa bớt, để lại chừng 1-2 dây. Nếu gieo tạo cây con trong vườn ươm thì khi cây con cao khoảng 20-30 cm mới bứng
đi trồng. Tốt nhất là ươm hạt vào bầu đất (15 X 20 cm) cho hạt nẩy mầm, khi cây con có 3 - 4 lá thật mới đem bầu đi trồng.
Kinh nghiệm gieo ươm để đảm bảo khi trồng có cả cây đực lẫn cây cái: Mỗi hốc nên kèm theo một hạt đực và đánh dấu. Khi gấc nẩy trồi leo lên giàn thì mỗi giàn chỉ để lại 1-2 dây đực; số dây đực còn lại, nên nhổ bỏ, tạo không gian cho dây cái phát triển.
Trồng bằng hạt có thể thực hiện gieo hạt thẳng trực tiếp vào hố. Khi cần nhân giống phục vụ trồng tập trung, trồng đại trà trên diện tích lớn thì gieo ươm hạt trong vườn ươm: Gieo lên luống đất hay gieo vào bầu. Gieo hạt vào mùa Xuân. Đen mùa Hè cây con 3 tháng tuổi thì đem trồng.
Trồng bằng hạt gieo thẳng thì mỗi hố gieo 2 hạt. Khi hố rộng lm 2 thì gieo 6 hạt, chia ra gieo 3 điểm theo hình tam giác đều. Sau khi ra quả cây nào nhiều quả thì giữ lại. Nếu cả ba gốc cho dây có nhiều hoa cái và đều sai quả thì cần bứng hai gốc kia đi trồng nơi khác. Đối với các gia đình nên tận dụng đất, trồng gấc cạnh hàng rào, bên gốc cây trong vườn, ven bờ ao.
Hạt gấc Bầu cây gấc giống [ảnh Google.com]
Trồng bằng hạTsẽ cho cả cây đực và cây cái, nhưng tỷ lệ cây đực nhiều hơn cây cái. Tỷ lệ cây đực khi gieo tạo cây con bằng hạt khá cao, từ 50 đến 80%. Hơn nữa cây trồng từ hạt kém phát
triển, càn cỗi, ít quả hơn. Do đó tốt nhất nên trồng bằng hom dây, đảm bảo là cây cái, cây sẽ phát triển nhanh hơn, cho quả nhiều hơn. Trồng bằng nhánh dây sẽ mau cho hoa quả và sai quả hơn trồng gấc bằng hạt rất nhiều.
2.1.2.4.2. Trồng gấc bàng hom dây
Gấc cũng có thể trồng bằng cách nhân giống vô tính: Giâm hom. Chọn những cây mẹ sai quả, 5-6 tuổi, cho quả to, chín đẹp, để lấy hom. Chọn giống gấc tốt, phải là loại gấc nếp, quả chín đỏ tươi, trọng lượng khoảng 1-1,5 kg, được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Trên những cây gấc đủ tiêu chuẩn lại chọn những dây bánh tẻ, tức là dây không già cũng không non quá, đường kính dây khoảng 0,5-1 cm. c ắ t dây thành từng đoạn hom dài 30 - 40cm. Mỗi hom phải có 4-5 mắt (mắt nằm trên nách lá). Khi giâm hom dây phải đặt đúng đầu ngọn hướng lên trên mặt đất.
ươm hom dây ở vườn ươm: Dùng kéo cắt cành cắt hom dây,
chấm hai đầu dây vào vôi. c ắ t hom xong nên giâm ngay hoặc có thể xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate c
hoặc, Rovral 2-4 (phần ngàn) ngâm 5-10 phút để chống thối dây. Cũng có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần chấm vôi. Sau đó đem giâm xuống luống đất, cát ẩm: Hom đặt nghiêng, sâu ừong đất, cho hom lộ trên mặt đất 1-2 mắt, lấy tay nèn đất chật quanh cổ dây. Giâm xong tưới đủ ẩm.
Ươm vào bầu: c ắ t hom ngắn hơn, hom cổ 2-3. mắt, chấm hai
đầu dây vào vôi, đem giâm ngay vào bầu. Hom 'dây phải đặt lộ trên mặt bầu đất ít nhất 1 mắt. Bầu nilon 15x2Ọcm. Ruột bầu là hỗn hợp đất bột trộn với phân chuồng hoai, trấu, tro bếp... Bầu đặt nơi râm mát, cỏ mái che, nhất là thời gian đầu. Bảo đảm tưới đủ nước, thường xuyên giữ ẩm và phải thoát nước tốt. Khoảng 2- 3 tuần dây gấc sẽ nẩy chồi.
Trồng bằng hom dây có thể trồng trực tiếp, không cần qua ưorm. Cắt lấy hom dây đem trồng trực tiếp như trồng dây khoai lang, hoặc lấy một đoạn dây gấc dài rồi cuộn lại giống như trồng sắn dây. Khi ấy chỉ cần đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục, đặt hom dây vào giữa hố, phủ một lớp đất mặt dầy 3-4 cm, lấp đất để hở 1-2 mắt, nèn chặt đất. Trồng xong phủ một lớp rom rạ lên trên, tưới đẫm nước. Tưới đủ ẩm thì sau 20-30 ngày dây nẩy mầm. Khi dây gấc bò dài thì bắc giàn cho gấc leo. Khi Gấc đã leo lên giàn cần làm cỏ, xới xáo vun gốc, tỉa bỏ những nhánh dây nhỏ yếu.
Khi trồng đại trà, hồng nhiều trên diện tích lớn thì phải ưom giâm hom dây qua vườn ưom, tạo cây ưorrn rồi mới đem trồng. Ưom hom dây gẩc thường tiến hành vào cuối mùa Xuân.
Mặc dù tuổi thọ của gấc có thể tới 20-30 năm, nhưng để Trồng Gấc có năng suất thì chỉ nên chăm bón, thu hoạch quả trong 10 năm. Sau tuổi 10 Cây Gấc thường cằn cỗi, cho ít quả dần. Khi ấy nên đào chặt bỏ cây, đào hố sang vị trí khác để hồng thay cây mới.
Nhìn chung trồng gấc đon giảm, đầu tư không cao, trồng một lần thu nhiều lần, nhiều năm, hiệu quả kinh tế rất cao, nhất là đối với đất tận dụng. Hiện nay quả gấc có đầu ra đảm bảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong lẫn ngoài nước.
Những vùng nóng ẩm quanh năm như vùng ĐBSCL trồng Gấc rất tốt. Ở đây Gấc ra quả gần như quanh năm. Vùng ven Sông Tiền có dâỵ Gấc lâu năm gốc to đường kính lên đến 15-20 cm, cả bụi gấc gồm nhiều dây cổ thụ có khi chiếm tới hàng mét đất (Cụ Đặng Thi - 78 tuổi - ở thôn Thạch Bồ, xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nang có một gốc gấc cổ thụ sau nhà, đường kính gốc bụi khoảng lm [17]).
Ở Việt Nam có thể trồng Gấc ở khắp noi. Gấc được ữồng nhiều ở Hải Dưorng, Hải Phòng, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Giang,
Thái Bình, Tuyên Quang... Phía Nam một số tỉnh trồng nhiều Gấc là Đồng Tháp, Long An, c ầ n Thơ... Trên thực tế trồng tập trung không hiệu quả bàng trồng xen kẽ, rải rác trong vườn, hay trong sân nhà hoặc xen vói các loài cây công nghiệp hay cây ăn quả khác.
Chắng hạn, Tuyên Quang đang triển khai dự án trồng 100 ha Gấc. Sau thành công từ mô hình trồng Gấc tại Chân Sơn, huyện Yên Sơn, UBND tỉnh Tuyên Quang vừa phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng Gấc 100 ha Gấc hàng hóa tại 10 xã, thuộc 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn, do Trung tâm Khuyến nông
tỉnh làm chủ đầu tư. Theo đó, trong năm 2008 tỉnh triển khai
trồng 50 ha Gấc tại 5 xã Đức Ninh, Thái Sơn (Hàm Yên), Trung Môn, Lang Quán, Tứ Quận (Yên Sơn). Năm 2009 trồng tiếp 50 ha Gấc tại các xã Hùng Đức, Thái Hoà, Thành Long (huyện Hàm Yên), Thắng Quân, Chân Sơn (huyện Yên Sơn). Theo bà con nông dân vùng dự án ở Tuyên Quang thì trồng Gấc không khó, nhưng phải tuyệt đối tuân theo quy ừình là khi Gấc đã ra quả thì không được dùng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh hại [17].
2.1.2.5. Chăm sóc, bón phân cho gấc
Bón lót: Trộn 20-30 kg phân chuồng hoai với lớp đất mặt vun xuống hố. Có thể bón lót phối hợp thêm 0,5-0,6 kg super lân
hoặc apatit, 30-50 g Turadan 3H hoặc Basudin 10 H để phòng sâu hại rễ. N eu đất chua cần bón vôi với lượng bón 0,3-1 kg vôi/hố. Vôi trộn đều với đất đưa vào đáy hố trước khi bón phân hữu cơ trộn với đất bột lên trên.
Bón lót cho gấc trồng leo giàn: Khi có nguồn phân dồi dào, mỗi gốc có thể bón lót 50-60 kg phân chuồng hoai phối hợp với 2-3 kg phân supper lân hoặc apatỉt + 100-150 gr Furadan 3H
hoặc Basudin 10 H.
Trồng gấc cho ỉeo cây thì lượng phân bón lót ít hom, mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai, bón phối thêm 0,5-1 kg super lân
hoặc apatit + 30-50 g Furadan 3H hoặc Basudin 10 H. Với đất chua bón thêm vôi, liều lượng và cách bón như trên.
Bón th ú c: Mỗi năm vào cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố 1,5 kg/gốc phân NPK (16-16-8) hoặc tỷ lệ (20-20-15). M uốn cây sinh trưởng, phát triển mạnh, cho quả nhiều, quả to lần bón này cần bón thêm cả phân chuồng hoai, bón theo hốc chân kiềng với liều lượng 10-20 kg/gốc. Cũng có thể bón theo rãnh lOxlOcm, đào hình vành khăn cách gốc 30cm, bón phân vào rãnh rồi lấp đất kín phân; Rải cỏ khô, rcrni rạ lên trên, để giữ ẩm.
Khi gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1 - l,5kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để quả gấc tốt dây, vì dây tôt quả sẽ ra ít.
C hăm sóc: Cây Gấc được ừồng vào tháng 2, tháng 3 dưomg lịch hàng năm và đến tháng 11-12 cho thu hoạch quả. Sau khi thu hái hết quả (khoảng cuối tháng 1) thì cây tàn lụi dần, lúc ấy cần chặt bỏ dây. Mùa Xuân đến cần đào rãnh quanh gốc gấc, cách khoảng 1 m, dùng phân chuông hoai, phân xanh đã ủ mục để bón cho gốc gấc. Sau #1 tháng gấc mọc chồi mới, tỉa bớt chồi rồi hướng cho dây lên giàn...
Trồng sau 3 tháng phải làm cỏ, xới xáo, vun quanh gốc Gấc, rộng 1 m tạo điều kiện thuận lọi cho hệ rễ phát triển. Mỗi gốc cần tỉa bỏ chỉ để lại 2-3 chồi cho leo giàn.
Cuối mùa hoa, cắt bớt các dây nhỏ, dây cụt, dây không có hoặc ít hoa để giàn được nhẹ bớt và nhựa cây tập trung nuôi quả.
Cây Gấc cần đất đủ ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Vì thê phải đảm bảo tưới đủ nước, nhưng phải thoát nước cho gốc gấc. Cây Gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và quả. Giai đoạn này thiếu nước trong sẽ làm hoa rụng, quả phát triển
kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70 - 80% độ ẩm bão hòa.
Đồng thòi với các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới nước trong giai đoạn cây ra hoa, kết quả, có thể dùng một số chất kích thích để phun cho cây ngay từ khi còn nhỏ, cây mới ra 1 - 2 lá thật, cũng có tác dụng làm tăng số hoa cái cho cây khi trưởng thành. Các chất thường dùng là NAA (Axit naptylaxetic), pha thành dung dịch có nồng độ 25-100 ppm hoặc chất MH (Maleic
Hydrazide) có nồng độ 100-150 ppm, để phun, cho hiệu quả tốt.
Phòng tr ừ sâu bệnh
Ở một số vùng Cây Gấc rất ít hoặc hầu như không bị sâu bệnh. Trên thực tế chưa thấy chim - chuột phá hoại Cây Gấc hay Quả Gấc. Thân, lá Cây Gấc lại có mùi hôi nên lợn, trâu, bò đều không hoặc ít cắn phá. Tuy nhiên trên phạm vi cả nước, ở một số địa phương xuất hiện vài loại sâu, bệnh nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng. Những cần theo dõi và có biện pháp phòng trừ thích hợp kịp thòi khi thấy chúng xuất hiện gây hại, nhất là khi trồng gấc tập trung.
L àm giàn cho gấc leo
Cây Gấc là 1 loại dây leo, cho nên cần phải làm giàn cho Gâc leo. Xác định hướng cho giàn gâc nhăm tránh gió bão lật đô là điều cần quan tâm. Tùy địa hình, địa thế m à làm cho phù hợp. Nguyên tắc là phải làm giàn hay làm giậu cho gấc thuận theo hướng gió thổi vào giữa hai giậu gấc; tránh làm giậu ngang chắn hướng gió mạnh thổi làm đổ giậu, đổ giàn. Đầu và cuối giàn cần chôn cột nghiêng và chôn cọc neo chắc xuống đất. Giàn cần gia cô thật chăc chăn đê chông chịu được gió bão, sử dụng lâu năm và mang được nhiều dây, nhiều quả ứên giàn.
Khi trồng Gấc phân tán
Gấc ưa độ ẩm đất cao; chỉ cần qua vài trận mưa rào là Gấc phát triển rất nhanh, cần làm giàn kịp thời, không để gấc khỏi bò
lan trên mặt đất. Gấc bò mặt đất thì quả ít và quả thường bị thối. Giàn gấc ở các gia đình làm theo hình dạng ô đất cho phép dây gấc có thể leo. Phổ biến giàn gấc trồng phân tán đều có kích thước nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông...
Đối với gia đình có thể cho gấc bò lên các cây thân gỗ trong vườn đã chết hoặc cho leo phủ tán những cây còn sống nhưng năng suẫt thấp. Dây gấc có thể leo rất cao nhờ tua cuốn. Song