KĨ THUẬT TRÔNG CÂY CỌC DẬU

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 80 - 85)

II. Kĩ THUẬT TRỒNG MỘT só LOÀI CÂY 2.1 Kỹ thuật trồng gấc

Thòi hạn sử dụng và bảo quản Rau mầm

2.3. KĨ THUẬT TRÔNG CÂY CỌC DẬU

2.3.1. Đặc điểm & giả trị loài cọc dậu

H ình thái và phân bổ: Cây Cọc dậu Ụatropha curcas L.)

thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae ), Tên khác: Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè. Ngày nay trồng Cọc dậu chủ yếu để lấy

dầu sạch thay thế dầu dieseỉ gây ô nhiễm môi trường [4;10;12].

Nguyên sản Cọc dậu phân bố ở vùng khô hạn Braxin. Ngày nay có mặt ở khắp vùng nhiệt đới. Cây Cọc dậu là cây gồ nhỏ lâu năm rụng lá, cao 2 - 5 m, cành xòe, mầm non mập, nhẵn, trên cành có những vết sẹo. Thân, vỏ, lá có nhựa nhớt, trong suốt. Thân ở giữa hơi xốp như thân cây sắn. Lá hình trái xoan, hơi tròn, chia 3-5 thùy chân vịt nông. Cuống lá dài 7-12 cm, phình to ở cuối cuống khi rụng để lại sẹo trên cành. Hoa màu vàng, lưỡng phân, hoa đực có đài 5 mảnh hơi dính đáy, đài hình trái xoan

bầu-tù, dài 4-5 mm, không đều nhau, 10 nhị xếp thành 2 vòng. Bao phấn hướng ra ngoài, thuôn và đính ở gốc. Hoa cái có đài tràng giống hoa đực. Bầu nhụy hình trứng cỏ 3 vòi ngắn tận cùng có đầu nhụy hình mác. Quả nang, hình trứng, kích thước 20x25 mm, khi chín màu hoi vàng sau chuyển đen nâu, nứt 3 để lộ hạt ra, Quả chín tháng 11-12, khi chín màu vàng, sau nâu xám, chứa hạt màu đen có lớp vỏ lụa. v ỏ hạt cứng. Hạt chứa 25-30% dầu [4].

Đặc điểm của loài cây này: Cao l-5m , thân mọng nước rất

khó cháy nên không gây cháy rừng mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa; ít bị sâu bệnh; chịu hạn cao, nếu hạn hán 8, 9 tháng hay hon nó vẫn không bị chết; thích họp với đất cát nhưng có thể mọc ở nhiều loại đất khác kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Trồng loài cây này không cần nhiều phân bón. Cây lớn nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, sau 5 năm mói cho năng suất cao. Cọc dậu sống lâu 50-60 năm.

Chi Jatropha có khoảng

70 loài, phân bố tự nhiên chủ yếu ở Châu Mỹ. Loài J.

curcas dại phân bố nhiều ở

vùng thung lũng á nhiệt đới khô nóng và vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm, thường ở vùng đồi núi, đất dốc, thung lũng có độ cao 700-1600 m so vói mực nước biển. J. curcas

được ừồng ở Ấn Độ,

Srilanka, Cuba, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Đặc điểm sinh học: Cây Cọc dậu ưa ánh sáng, ưa khí hậu

ấm áp, chịu khô hạn, có thể sống trong môi trường có lượng mưa năm 480-2380 mm, nhiệt độ bình quân năm 18-28,5°c. Chịu

Quả cây Cọc dậu. (Ảnh javico.com .vnJ

được đất xấu, đất sỏi sạn, đất đá vôi bạc màu... Cây cọc dậu mọc chồi rất dễ, có thể giâm hom, nếu trồng bằng hạt, cây có rễ chính và rễ ngang, nếu giâm hom thì không có rễ chính.

Nói chung, sau trồng 3 năm, cây cao 3m. Với cây thực sinh, sau trồng 3-4 năm thì kết trái, nếu giâm hom thì sau trồng 1 năm đã có quả. Thời gian ra quả bình thường 6-20 năm, ít thấy hiện tượng ra quả cách năm. Ra hoa từ tháng 3 đến giữa tháng 4, thời gian ra hoa kéo dài từ 4-5 tháng, chín vào tháng 8-9, quả khó rụng.

Giá trị sử dụng: Theo các nhà khoa học và các nhà kinh tế

trên thế giới, loài cây này đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh mới ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới như nước ta. Nó cũng là m ột ừong những cây tạo nên một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp năng lượng.

Năng suất quả phụ thuộc vào canh tác, nhưng trung bình có thể đạt 3-12 tấn hạt /ha (giống siêu năng suất có thể đạt 20 tấn/ha ); với tỷ lệ dầu 31-40%; ép cho 1-3 tấn diesel sinh học/ha. Dầu ép từ cây không cần chế biến phức tạp, có thể dùng thẳng cho các động cơ diesel m à không cần có thay đổi gì về máy móc; hơn nữa, nó còn giúp làm tăng tuổi thọ của động cơ. Cũng có thể pha chung với diesel từ dầu mỏ với các tỷ lệ tự do (hiện nay các nước thường pha từ 0,5 đến 20%) làm tăng hiệu xuất và giảm tác hại của diesel dầu mỏ. Diesel sinh học từ loài cây này có đặc tính có oxy trong phân tử và không có sunphua nêh được đốt cháy hết, giảm thiểu 40 - 80% khí gây hiệu ứng nhà kính và 100% khí gây ung thư. Hơn nữa, ưồng cây còn giúp giảm cố định trung bình 10- 48 tấn CƠ2 /ha/năm, có thể bán theo công ước quốc tế1 về giảm thiểu khí thải.

Ngoài diesel sinh học, ừồng loài cây này còn có thể cho ta nhiều sản phẩm và lợi ích khác như: Khô dầu chất đạm nhiều (38 % protein, có tài liệu 60% protein thô) có thể làm phân hữu cơ

(NPK = 2,7: 1,2: 1), thức ăn gia súc, tôm; sinh khối vỏ quả, thân, lá có thể làm năng lượng sinh khối hay sản xuất bioga, phân hữu cơ; đầu có thể sản xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng; lá, vỏ, thân, rễ, dầu có thể sản xuất nhiều hoá chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh...

Có thể tăng sản phẩm nhờ ừồng xen với các cây khác như: Gừng, nghệ, keo, bạch đàn...

Một số công ty trồng loài cây này cho biết, thu nhập trên 1 ha của cây này gấp 3 lần trồng cao su.

Tại Bình Phước, cây này có thể trồng trên diện tích rộng kể cả các loại đất xấu, đất dốc, đất khô hạn còn hoang hoá; một số diện tích ừồng các cây khác không hiệu quả. Loài cây này vừa làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng tối đa diện tích đất đai, vừa làm tăng năng suất, giảm thiểu sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế của các cây ừồng khác, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo khả năng làm giàu cho nông dân, thúc đây công nghiệp ép dâu và sản xuât diesel trong tỉnh phát triển.

Nhân của hạt Cọc dậu có hàm lượng dầu lên tói 40%. Hàm lượng dầu ấy hiếm có loài nào sánh được. Vì vậy có người đã cho Cọc dậu là một cây g ỗ cho dầu cao sản lý tưởng. Dầu Cọc dậu có thể trực tiếp chế biến thành dầu diezel sinh học, sử dụng cho các máy chạy diezel, có các chỉ tiêu về điểm sôi, điểm đông đặc, hàm lượng lưu huỳnh, c o , kết hạt tốt hơn dầu diezel, đạt tiêu chuẩn 2 Châu Âu, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 10 lần so với dầu diezel, điểm đông đặc khi không có chất phụ gia là -

20°c, tính đốt cháy tốt, độ an toàn cào, là dầu có tính bôi trơn tốt. Màu vàng nhạt, không mùi, tỷ trọng 0,9214 15°c, chỉ số xà phòng 185,7 - 192,2 chỉ số iốt 103,8 - 107, dầu có nhiều axit resinic, 37 - 63% axit olêic, 19 - 40% axit linoleic, 12 -17% axit

panmitic, 5 - 6% axit stearic, có thể dùng bôi trơn, chạy máy, làm xà phòng, thắp đèn, thuốc nổ. Dùng dầu Cọc dậu sản xuất xà phòng có hiệu quả tốt vì không gây hại da. Dùng làm dầu thắp sáng rất tốt vì không có khói. Neu dùng chạy rháy cũng không cần lọc. Các chất được chiết xuất từ cây Cọc dậu chủ yếu là terpeme, ílavone, coumarin, lipit, sterol và alkaloid. Bộ phận dùng làm dược liệu gồm lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ có thể làm tán bột điều trị viêm, cầm máu, tan vết thương do sâu đốt; dầu của hạt có thể làm thuốc trị tiêu chảy; nhựa trắng từ vết cắt của vỏ có thể trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa bệnh trĩ, chữa mụn cơm; nước lá Cọc dậu đun sôi có thể điều trị phong thấp, đau tim, đau răng.

Trong Cây Cọc dậu cỏ nhiều thành phần độc hại. Trong hạt có chứa phytotoxin còn gọi là curcin, tuy không gây vón hồng cầu nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay đang nghiên cứu các hợp chất dược học sử dụng nguồn dược liệu từ độc tố của loại cây này.

Cọc dậu là cây đa tác dụng, là cây nhiên liệu sinh học quý giá có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển rộng khắp ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, tạo nguồn nhiên liệu tái sinh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.

Dự đoán năng suất quả đạt 10 tấn/ha, tức 8 tấn hạt/ha, với tỷ lệ 30 - 40% dầu thì thu được 2,4 - 3,2 tấn dầu/ha, giá 715 USD/tấn, trị giá khoảng 1700 - 2300 USD/ha/năm, tương đương khoảng 25 - 35 triệu VND/ha/năm.

Cây Cọc dậu cũng là cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất tốt, nhất là ở vùng đất dốc, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt.

Theo GS. Klause Becker, Đại Học Stuttgart, trên trái đất hiện có khoảng 5 triệu ha Jatropha. Tại Myanmar năm 2006 người ta đã trồng được 800.000 ha. Phải sau ba, bốn năm cây mới cho quả, có nghĩa là thị trường dầu Jatropha sẽ hình thành ít

nhất cũng sau ba năm nữa. Jatropha không chỉ cho dầu. Sau khi ép dầu người ta thu được bã Jatropha=khô dầu Cọc dậu và loại bã này có thể dùng làm thức ăn gia súc sau khi đã khử được độc tố. Loại khô dầu từ Jatropha có chất lượng hơn cả khô dầu đậu tương. Đậu tương có bình quân 45 % protein thô trong khi đó ở Jatropha là 60%. Cái khó nhất ở đây là vấn đề khử độc, nhưng vấn đề này có thể xử lý được. Chất độc bảo vệ Cây Cọc rào này có tên là Phorbolester, hiện người ta đang nghiên cứu sử dụng nỏ bong nghiên cứu ung thư. Người ta còn có ý định dùng độc tố này làm thuốc trừ sâu sinh học. Dầu Jatropha hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm của ngành hoá dầu, đặc biệt là thay thế

dầu Diesel để chạy ôtô không gây ô nhiễm môi trường.

Ở Việt Nam, Trần Tỵ, Ngô Tuấn Kỳ... Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu khảo nghiệm lấy dầu của loài Cây Cọc dậu ựatropha curcas L.) và chạy thử thành công động cơ diesel của máy Bông sen từ khá sớm, năm 1987 (nằm trong chương trình 02C “Phát triển các loại cây có dầu ở VN” khi ấy) [4]T..

Người ta có thể làm từ các loại chất bôi trơn cho đến dầu thuỷ lực - để làm việc này thì các loại dầu thực vật hơn hẳn dầu khoảng.

Nhiều ý kiến cho Cọc dậu là cây trồng của thế kỉ 21 nhờ có hàm lượng dầu cao và là loại dầu sạch, dầu an toàn, dầu có nguồn gốc thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường [4;8;10]...

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 80 - 85)