Kĩ THUẬT TRỒNG HÔNG (Paulonnia fortunei) 1 Đặc điểm & giá trị loài cây hông

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 86 - 90)

II. Kĩ THUẬT TRỒNG MỘT só LOÀI CÂY 2.1 Kỹ thuật trồng gấc

2.4.Kĩ THUẬT TRỒNG HÔNG (Paulonnia fortunei) 1 Đặc điểm & giá trị loài cây hông

Thòi hạn sử dụng và bảo quản Rau mầm

2.4.Kĩ THUẬT TRỒNG HÔNG (Paulonnia fortunei) 1 Đặc điểm & giá trị loài cây hông

2.4.1. Đặc điểm & giá trị loài cây hông

Cây Hông đã được Trần Quang Việt giới thiệu khá đầy đủ trong cuốn “Cây Hông”. Cuốn tư liệu dày 54 trang khổ A4 trình bày chi tiết kết quả của đề tài nghiên cứu về Cây Hông do Viện KHLNVN thực hiện với sự tài trợ của Tố chức quỹ xanh NISSAY Nhật Bản (NGF) [12]. Hông là loài cây bản địa, có giá trị, sinh trưởng nhanh, nên gây trồng phát triển kinh tế rộng rãi ở nước ta. Dưới đây trình bầy rõ thêm về loài cây quý giá này, với hy vọng giúp đông đảo bà con hiểu sâu hơn về Cây Hông và làm thế nào để gây ừồng Hông có hiệu quả theo mục tiêu phát triển kinh tế.

Chi Hông Paulownia hay Chi Phao đồng (bao đồng, bào đồng) thuộc họ Hông (Paulowniaceae), có họ hàng gần và có tác giả ghép nó vào trong Họ Huyên sâm (Scrophulariaceae). Hông là loài bản địa của Trung Quốc, tiếng Trung gọi là ^ M lp à o

tỏng, phân bố kéo dài về Phương Nam tới Bắc Lào và Việt Nam.

Từ xa xưa Cây Hông được gây trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên. Tên khoa học của chi này được đặt theo tên của Nữ hoàng Anna Pavlovna của Hà Lan (1795-1865), Bà là con gái Nga hoàng Pavel đệ I của nước Nga.

Hai loài phổ biến là Hông hoa trắng và Hông lông.

H ông hoa trắ n g ịPaulownia /ortuneĩ) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, có thể hồng ở quy mô thương mại để sản xuất gỗ. Hông lông, loài Paulownia tomentosa được liệt kê như là loài xâm hại tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ, loài này đã được di thực vào Hoa Kỳ như là một loại cây cảnh, vì có hoa đẹp.

Hông là loài cây rất phổ biến ở Trung Quốc. Người Trung Hoa dùng Cây Hông để tái trồng rừng, trồng rừng sản xuất trên quy mô lớn, trồng cây ven đường và cây làm cảnh. Gỗ của chi

Pauỉownỉa là dạng gỗ màu hơi trắng nhạt, thẳng thớ. Đặc trưng

nổi bật của gỗ Hông là khó mụcđiểm cháy, điểm bắt lửa rất cao làm cho nó được sử dụng khá phổ biến trên thị trường thế giới. Gỗ Hông nói chung có vòng năm cách quãng lớn nên một số người lại cho gỗ Hông ít có giá trị. Hiện nay gỗ Hông là loại gỗ quan trọng ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản để làm các chi tiết gỗ tăng âm cho các nhạc cụ bộ dây, như thất huyền cầm,

cổ tranh, tỳ bà, koto và kayagum [17].

Các loài Hông được biết đến tại Nhật Bản như là kỉri (flq|), đặc biệt được dùng để chỉ loài Hông lông p. tomentosa; Ở đây nó được gọi là "cây công chúa". Xưa kia, Nhật Bản có tập tục khi một đứa bé gái ra đời thì phải trồng một Cây Hông và sau

này người ta dùng gỗ của nó để đóng chạn bát đĩa dùng làm quà cưới cho người con gái đó khi cô ta đi lấy chồng. Hông cũng là biểu tượng cho chính phủ Nhật Bản [so sánh với Hoa cúc

(Chrysanthemum spp.) là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản].

Nó là một trong các hoa của bài hanaýuda (một loại bài lá Nhật Bản), ý nghĩa gắn liền vói tháng 12. Trong cuốn iiJapan: An

Illustrated Encycỉopedia”(Tókyo: Kodansha, 1993. ISBN

4069310983) trang 1189, viết rằng: “Gỗ Hông rất nhẹ, thớ đẹp, mềm, không cong vênh và được sử dụng để làm tủ, hộp và guốc (geta). Gỗ cũng được đốt để sản xuất than củi cho nghề vẽ và bột cho pháo bông, vỏ được làm thành thuốc nhuộm, còn lá được sử dụng đế điều chế thuốc trừ sâu”.

Chi Paulownia có có khoảng 6-20 loài (tùy thuộc tác giả

phân loại), ơ Việt Nam có một loài Paulownia /ortunei mọc tự nhiên ở các vùng có độ cao hải bạt từ 300 - 1.000 m thuộc Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình... Tiếng địa phương gọi là Cây Pháo đồng, Cây Bao đồng, Cây Ngô đồng

hay là Cây Hông.

Cây Hông là loài cây gỗ quý, được trồng thành công ở Trung Quốc, ú c , New Zealand, Canada (Trung Quốc khoảng 5 triệu ha). Thế giới xem Cây Hông là loài cây "chiến lược" để phục hồi rừng của thế kỷ 21.

Hông là cây thân gỗ có lá mọc đối, sớm rụng, cao 10-25 m, với các lá to, phiến lá rộng tới 15-40 cm. Hông ra hoa vào đầu mùa Xuân, dạng hoa tự trùy dài 10-30 cm, với tràng hoa hình ống màu trắng tía. Quả thuộc loại quả nang, khô, với hàng nghìn hạt nhỏ. Paulownia /ortunei có tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước. Chúng sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả ừên đất nghèo dinh dưỡng, nhưng cần nhiều ánh sáng và không ưa ẩm. Cây Hông có khả năng tái sinh chồi rất mạnh.

Gỗ Hông nhẹ (0,26-0,27g/cm3), nhưng cứng; Độ cứng tương đương gỗ nhóm 5; Không bị mối và ít bị mục (tại Hồ Bắc- Trung Quốc khai quật cỗ quan tài sau 200 năm gỗ vẫn còn tốt. Trung Quốc có những ngôi nhà làm bằng gỗ Hông đã tồn tại hàng trăm năm). Gỗ ít co rút, biếri dạng, cong vênh nứt nẻ, cách điện, cách nhiệt tốt. Thử nghiệm do CSIRO tiến hành tại Australia cho thấy gỗ Hông rất hấp dẫn với mọt gỗ. Các loài Hông cũng bị ấu trùng của một số côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, chẳng hạn loài Endoclỉta excrescens.

Cây Hông có giá trị nhiều mặt: Gỗ làm ván dán, ván sợi ép, đồ gia dụng, trần nhà, trang trí nội thất, thùng hàng, bao bì, nhạc cụ, đóng tàu lượn, lót vỏ máy bay, toa xe, du thuyền, ván lướt, bột pháo hoa, sản xuất giấy cao cấp (giấy in tiền) nhờ hàm lượng

xenlulose cao, khoảng 48-51%. Trong dân gian vùng dân tộc

thiểu số ở miền núi thường dùng gỗ để làm chõ đồ xôi, tiếng Thái gọi là “hông”. Chính vì thế cây này có tên gọi là Hông. Lá Cây Hông có lượng đạm cao kèm theo các nguyên tô vi lượng nên được dùng làm thức ăn gia súc, cành lá, hoa quả rơi rụng có tác dụng cải tạo đất. Cây Hông mọc nhanh, sớm phát huy tác dụng phòng hộ, lá to có nhiều lông có tác dụng lọc bụi, khói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoa nhiều mật để nuôi ong và làm thuốc chữa bệnh, vỏ cây nhiều tanin dùng sản xuất thuốc nhuộm. Gỗ Hông đốt làm than hoạt tính, sử dụng làm bột pháo hoa, bột chì màu. Hoa và quả của nó còn dùng để làm thuốc chữa bệnh hen. Gỗ Hông còn có khả năng chống cháy, chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400°c. Vì vậy có thể trồng Hông thành những

"đường băng cản lửa" ngăn chặn cháy rừng.

Theo tài liệu Trung Quốc, Cây Hông sống lâu năm, cho sinh khối lớn,:

Cây 31 tuổi Di,3=100,5 cm, H=21,7 m, Cây 75 tuổi D 1,3= 13 4,4 cm, H=44 m,

Cây 80 tuổi Di,3=202 cm,H= 49,5m, thể tích 34m3/cây [17]. Theo Tràn Quang Việt (2002) lượng tăng trưởng của Hông vào loại khá. Tăng trưởng đường kính bình quân băng 2,45-3,28 cm/năm và tăng trưởng chiêu cao bình quân băng 1,59-2 m/năm. Lượng tăng trưởng hàng năm của D cao nhât là 3,2 cm/n và của H là 2 m/n cùng ở vào tuổi 4. So vói Mỡ, Bồ đề thì Hông có lượng tăng trưởng cao hon [12].

Như vậy, Cây Hông là loài cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, mọi bộ phân cây Hông đêu được sử dụng vào nhiêu mục đích hữu ích. Nổi bật nhất là cho nhiều gỗ, gô lại chịu nhiệt độ cao, lại nhẹ dễ gia công chế biển; Gỗ làm bột pháo hoa và làm giấy cao cấp, đem lại thu nhập kinh tế rất đáng kể cho người hông rừng; xứng đáng với tên gọi là cây “hải ra tiên”... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số cây hồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 - 22 cm, cao đên 7 - 8 m. Nơi đất tốt cây trồng chi hai năm đã cao trên mười mét, đường kính thân cây gần 40-50 cm. Câỵ 8 năm tuổi cao tới hai mươi mét, đường kính thân cây tới gan một mét. Tăng trưởng của Cây Hông vượt trội so với các loài Keo lai, Bạch đàn. Hông trông ba năm đã có thể khai thác gỗ làm giấy cao cấp, giấy in tiền.

Pauỉownia /ortunei hồng 9 năm cho gỗ quý, giá trị thu nhập

chẳng kém thua gỗ Pơ mu [17].

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 86 - 90)