Cây Gấc, nguồn sinh tố A phong phú

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 40 - 51)

II. Kĩ THUẬT TRỒNG MỘT só LOÀI CÂY 2.1 Kỹ thuật trồng gấc

Cây Gấc, nguồn sinh tố A phong phú

I. Tiền sinh tổ A trong quả gấc II. Vai trò sinh tổ A trong cơ thể III. Liều dùng

IV. Cách lấy và dùng dầu gấc

V. Cách dùng các bộ phận khác của Cây Gấc VI. Đặc điểm hình thải

VII. Trồng Gấc. Mục Trồng gấc chỉ chiếm chưa đầy 3 trang nhỏ [6]...

Một tài liệu khác của tác giả Lê Doãn Diên mang tên “

lược về Cây Gấc” nhưng chưa in thành sách; Do đó chưa có

trong thư mục của Thư viện Quốc gia. Một nghiên cứu về phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1999, q .l, tr.568) mô tả Gấc là 1 loại dây leo đa niên, đơn tính biệt chu (cây đơn tính khác gốc) phân bố ở độ cao 0-1500 m.

Cây Gấc mọc tự nhiên hoặc được gây trồng khắp đất nước. Cây Gấc sống nhiều năm, mỗi năm tàn lụi một lần vào mùa đông, đến mùa xuân lại đâm chồi mới.

Gấc là loài dây leo bằng tua cuốn. N hờ thế dây Gấc có khả năng leo rất cao; Leo càng cao thì quả càng ít; Và vưom dài tới 15-20 m. Một gốc Gấc có nhiều dây. Gấc có lá đom, mọc so le. Lá gấc nhẵn, mặt trên xanh đậm nhìn bóng láng. Lá gấc có hai tuyến mắt cua noi tiếp giáp giữa cuống và phiến lá. Lá gấc dài 10-18 cm, xẻ thùy chân vịt, có từ 3 đến 5 thùy, xẻ sâu 3/4 hay 1/2 phiến lá.

Quan sát thực tế cho thấy Cây Gấc là loài cây vừa đom tính vừa lưỡng tính: Hoa đực và hoa cái cùng trên m ột cây; đồng thòi Gấc có cây đực, cây cái riêng. Đôi khi cây chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái (đom tính biệt chu). Cũng có trường hợp, từ gốc dây gấc cái, đâm ra một nhánh gấc mới, chỉ cho hoa đực?!. Trên một dây hoa đực và hoa cái mọc riêng rẽ, hoa đom, mọc ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to bọc hoa lại như tổ sâu, khi nở tràng hoa trông như hình phễu/tựa loa kèn, mặt trong có lông. Hoa có 5 nhị [lâm]. Hoa mầu trắng, phớt vàng quanh nhụy, đài hoa mầu xanh.

Hạt gấc đem gieo thì có tới 50-70% là cây đực. Nếu không hướng dẫn bà con phân biệt cây đực, cây cái để phá bỏ từ nhỏ thì sẽ lãng phí rất lớn.

Gấc ra quả vào tháng 6, chín vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Khi gấc tàn, cắt bỏ dây phía trên gốc chừng 20cm. Năm sau, từ gốc đó gấc nẩy rất nhiều chồi mầm, tỉa chọn để lại từ 2 đến 3 mầm. Cứ như vậy, gốc này có thể sinh tồn được 15-20 năm.

Đăc điểm sinh vật của loài Gấc là thụ phấn chéo. Cho nên Hoa Gấc muốn thụ phấn được chủ yếu phải nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... Để Cây Gấc sai quả, tăng năng suất và thu nhập, người trồng cần tiến hành thụ phấn nhân tạo cho gấc: Dùng một miếng bông sạch xoa nhẹ lên đầu các nhị của hoa đực khi phấn hoa nở, rồi xoa nhẹ lên đầu nhụy hoa cái vào thòi điểm cả hoa đực và hoa cái đã nở đều, để thụ phấn cho gấc... Thời gian tiến hành thụ phấn tốt nhất vào 9-10 giờ sáng. Mỗi hoa đực cho lượng phấn đủ để thụ phấn cho khoảng 5 hoa cái.

Gấc thuộc loại quả mọng, hình bầu dục, đít nhọn, bề mặt vỏ có nhiều gai nhỏ mềm, ngắn, thưa.

Quả Gấc khi chín màu đỏ tươi. Quả dài 15-20 cm, nặng 0,7- 1,8 kg. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi, thấy 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng 6-10 hạt. Mép hạt xẻ răng cưa tù như răng líp xe đạp. Đa số hạt màu đen xám. Có đối hạt màu trắng nhợt. Những hạt trắng là hạt hỏng (trong dân gian gọi là hạt điếc) không còn khả năng nẩy mầm; vì hai lá mầm và phôi đã bị teo hoặc chết. Hạt Gấc hơi hình bầu dục dài 25-35 mm; rộng 19-31 mm, dày 2-2,5mm. Cùi quả gấc màu vàng cam. Màng vỏ hạt mang mầu đỏ gấc rất đặc trưng. Gẩc ra hoa vào mùa Hè - Thu; quả chín vào mùa Đông. Quả gấc dễ bảo quản. Khi quả chín có màu đỏ hái về treo gác bếp, quả gấc sẽ teo dần lại, có thể để cả năm vẫn không bị thối. Quả gấc còn có tên là “Mộc miết”, và do

đó hạt gấc được gọi là “Mộc miết t ử nghĩa là hạt trông giống con ba ba bàng gỗ.

Cấu tạo quả gấc gồm các lớp: v ỏ quả, Cùi quả, ruột quả:

■►vỏ quả

--- ► Cù/ quả

Ruột quả gồm thịt hay cơm gấc, màng và hạt gấc. Toàn bộ khối ruột quả (trong cùi) gọi là Phần thịt (phần nạc/cơm) của quả gấc (trừ hạt)

GIỐNG GẤC

Thuật ngữ “giống” ở đây không phải là thứ bậc phân loại theo quan điểm phân loại thực vật (TV) hiện đại, vói cơ sở phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc di truyền - nhiễm sắc thể, đơn bội hay đa bội - của hoa là cơ quan sinh sản, để phân biệt các giống loài TV khác nhau: Loài, Chi (giống), Họ, Bộ, Ngành, Lóp TV. Giống ở đây là quan niệm dân gian phân biệt giống theo kinh nghiệm thực dụng: Giống cây ấy có cho cây con đem trồng ở thế hệ sau sẽ cho quả hay không, cho quả nhiều hay ít, quả chất lượng tốt hay xấu... Theo quan niệm ấy gấc có ba giống chính là Gấc nếp, gấc tẻ và Gấc lai. Thường căn cứ vào đặc điểm quả để phân biệt Gấc nếp hay tẻ.

G ấc nếp: Quả to, nhiều hạt, gai to và ít gai, khi chín quả chuyển thành màu đỏ tươi rất đẹp. Bổ ra bên trong quả có cùi

màu vàng tươi, thịt quả và màng bọc hạt có màu đỏ đậm đặc trưng của gấc.

G ấc tẻ: Quả nhỏ hơn, cùi dày, tương đối ít hạt, gai nhọn, quả chín bổ ra thấy cùi màu vàng nhạt, thịt quả và màng bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng, không đỏ tươi đậm như Gấc nếp.

Quả Gấc Diễn Hà Nội

Kinh nghiệm dân gian cho biết Gấc tẻ là cây cho rất ít quả. Quả Gẩc tẻ cùi thường nhạt mầu hay vàng nhợt và ít thịt màu đỏ. Giống gấc cho năng suất quả cao, nhiều hạt là giống gấc Diễn (đã được trình diễn), quả to, chín có màu đỏ tươi, ngoài ra có một số giống khác có màu vàng, quả nhỏ (theo Cục Trồng trọi).

Thực tế cho thấy giống Gấc Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) là giống gấc tốt, quả nhiều hạt, cho năng suất khá. Giống này được bán phổ biến ở các chợ Hà Nội.

G ấc lai: Hiện ờ ta còn có loại giống Gấc lai cao sàn của Mỹ, Nhật Bản nhập vào. Loại gấc này có quả to, màng vỏ hạt dầy, năng suất cao.

N gười thu m ua thường phân biệt 2 loại quả theo gai, cũng mang ý nghĩa giống: Gấc da trơn (gai thưa, tù-gần như không gai) trái to, nặng cân, nhưng giá m ua rẻ hơn. Gấc da gai, quả nhỏ (nhiều gai và gai nhọn hom) phẩm chất tốt, giá thu mua cao hơn.

GIÁ TRỊ CỦA CÂY GẤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gấc là loài cây thuổc quí đồng thời là cây thực phẩm giá trị. Quả Gấc được sử dụng trong ẩm thực và y học. Giá trị của loài gấc tập trung ở quả và rễ. Tinh dầu hạt gấc có tác dụng gần như mật gấu, nên gấc được gọi là "mật gau treo”. Nhân hạt gấc gọi là

Phiên mộc miết. Đông dược xác định nó có tính hàn, độc, không

ăn được... N hờ chứa nhiều chất độc nên khi rang chín, nghiền nhỏ, rồi đắp lại có tác dụng làm tan mụn nhọt. Cây gấc cho rất nhiều sản phẩm: Lá, quả gấc non là một loại rau xanh giàu dinh dưỡng. Lá gấc non thái nhỏ là một thứ rau gia vị không thể thiếu cho món “Củ niễng xào rươi ”. Màng bọc hạt gấc để chế tinh dầu gấc. Hạt gấc, ngoài những tác dụng khác còn được dùng chế biến dầu xoa bóp (Công ty dầu thực vật mua 5 ngàn đồng/kg [7; 17]). Vỏ quả sử dụng sản xuất phân vi sinh. Bã khô dầu gấc làm thức ăn gia súc, phân bón rất tốt. Rễ gấc lấy làm thuốc chữa bệnh đi tiểu ra máu rất hiệu nghiệm[6]. Trong quả gấc, dầu gấc có tác dụng đáng kể nhất.

Theo Đinh Ngọc Lâm cây sai quả một năm cho tới 200 quả; mỗi quả nặng 1-1,8 kg. Aoski và ctv. (2002) cho biết phần nạc trong quả gấc chiếm khoảng 20%, có chứa nhiều P-carotene,

lycopene, zeaxanthin[ì-cryptoxanthin. Trong đó ỉycopene

nhiệt nên được dùng làm màu thực phẩm. Thịt quả gấc còn chứa khoáng 10% chất béo, nhiều hợp chất dinh dưỡng khác nên có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trong dầu gấc, hàm lượng Ịỉ-Caroten, Lycopen,

Alphatocopherol... cao gấp 68 lần Cà chua. Chất Lycopen có tác

dụng chống lão hoá, phòng chữa sạm da, khô da, rụng tóc, da sần... Lycopen có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da hồng, mịn. Mặc dù vậy, y học khuyên mỗi ngày người lớn chỉ sử dụng 20-25 giọt và 5-10 giọt đối với trẻ em. Màng hạt gấc được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, tăng cường thị lực vì gấc giàu vitamin A (dạng carotenoit). Y học cổ truyền Trung Hoa dùng hạt gấc cả trong lẫn ngoài cơ thể. Gấc đặc biệt giàu

lycopen. Nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần Cà chua; Và p-

caroten nhiều gấp 10 lần ở Cà rốt hoặc Khoai lang [13]. Ngoài

ra, các carotenoit có trong dầu gấc liên kết véi các axít béo mạch dài, đưa đến hệ quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn [14]. Dầu gấc còn chứa m ột số nguyên tố vi lượng, nhất là kẽm và

selenỉum, một chất mới được biết và rất cần thiết để phòng

chống ung thư [15;7]. ;

Năm 1941, lần đầu tiên F.Guichard và Bùi Đình Sang, trường Đại học Dược Hà Nội đã chiết carotenoid 'từ màng đỏ quả gấc và nhận thấy lượng carotenoid (tiền sinh tố A■.Prọ-viiamin A) rất cao, gấp hàng chục lần so với'cà rọt, cà chua và dầu cọ đỏ. Họ xác định nhân hặt gấc chưa 6% nước; 55,3% chất béo; 16,6% protit; 2,9% đường... các men photphataz, invectaza, peroxydaza,

một chất không tan trong dầu hỏa, trong ete etylic, tan trong cồn metylic và có những tính chất - cho các phản ứng của một

sapotoxin với chỉ số bọt 5ỔQ0, chi số chết cá 16.600, chỉ số phá huyết 62.500. Sau đó Bùi Đình Oánh (1942) đã sử dụng kỹ thuật công nghiệp để ép dầu gấc xuất- sang Pháp. Theọ Nguyễn Văn

Đàm thì trong 12 ml có 4.000 đơn vị (dv) ậ-caroten tương ứng với 6.666 dv quốc tế vỉtamin A. Còn theo p. Bonnet và Bùi Đình Sang thì dầu gấc có tới 30 mg caroten tương đương với 30.000

dv caroten hay 50.000 dv quốc tế vỉtamin A. Trong khi đó một

người Hà Lan là Bockenoogen (1949) nghiên cứu gấc của Philippine lại kết luận trong quả gấc chỉ có một lượng caroten

không đáng kể. Năm 1990, Đinh Ngọc Lâm, Hà Văn Mạo lại xác định, so với dầu gan cá thu thì dầu gấc có hơn l,8 1 p .l0 0 /?-

caroten và 15 lần hơn so với cà rốt [7]...

Tiếp đó, các GS. Nguyễn Văn Đàn, Đinh Ngọc Lâm, Hà Văn Mạo... đã nghiên cứu và tiến hành phân tích bổ sung thành phần carotenoid trong quả gấc và đã sử dụng trong lâm sàng để phục vụ nhu cầu phòng bệnh, điều trị vết thương, đề phòng ung thư gan. Từ năm 1970 dưới sự chỉ đạo của GS. Từ Giấy, GS. TSKH Hà Huy Khôi, GSTS Phan Thị Kim, GSTS Bùi Minh Đức, PGSTS Nguyễn Công Khẩn, Tô Bích Phượng cùng với các cộng sự GS Nguyễn Văn Chuyển (Nhật Bản), Vương Thuý Lệ (Mỹ) và các cộng tác viên của Viện Dinh dưỡng: GS. TSKH Lê Doãn Diên-Viện Công nghệ sau thu hoạch, Phan Quốc Kinh-Đại học Dược Hà Nội, GS. TSKH Lê Văn Nhương, Lâm Xuân Thanh- Đại học Bách khoa Hà Nội, GS. TSKH Nguyễn Hưng Phúc, Lê Việt Thắng, Bùi Minh Thu-Học viện Quân Y, GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu-Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng nhiều tác giả khác đã nghiên cứu sâu thêm về thành phần

carotenoỉd, lycopen, vitamin E, acid béo Omega - 3 trong các

sản phẩm chế biến từ quả gấc. Đồng thời tiến hành thực nghiệm về tác dụng oxy hoá, hạn chế tác động độc hại của dioxin và độc

tố ajlatoxin trên gan chuột của các chế phẩm gấc và đã ứng dụng

các chế phẩm này ữong chăn nuôi để sản xuất trứng gà có

Carotenoỉd, ậ-caroten, retinol với hàm lượng khá cao và giảm

phần: Nước 77, protein 2,1; lipỉd 7,9; glucid 10,5; 1,8 và muối khoáng 0,7; p-caroten 0,046; lycopen0,038 (tính theo g%). Khi sấy khô nhiệt độ 60 - 70°c màng đỏ này có thành phần: Nước 7,1; proteỉn 9,0 (tính theo g%). Vỉtamỉn Elycopen cùng

với lutein, xeaxanthin, /3-cryptoxanthỉn trong quả gấc ở dạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiên nhiên còn có tác dụng loại trừ các gốc tự do, gổc peroxyd

ừong cơ thể, có tác dụng phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nguy cơ gẫy xương phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau khi mãn kinh, có tác dụng điều trị đái tháo đường, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, ung thư gan, xơ gan và phòng bệnh mãn tĩnh, kéo dài tuổi thọ. Lỉnoleic acid (omega-6) còn gọi là vitamin F,

linolenic acỉd (omega 3) có ít hơn trong dầu gấc đã giúp sự phát

triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với ữẻ em. Gấc còn có tác dụng đề phòng một sổ bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch do điều hoà quá trình chuyển hoá, giảm cholesterol

trong cơ thể, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da, các rối loạn và thoái hoá thần kinh trung ương, trị bệnh Aizheimer làm sa sút trí tuệ và giảm tính miễn dịch tuổi trung niên. Dầu gấc còn kích thích sự phát triển và hình thành lớp mô mới làm cho vết thương mau lành, dùng điều trị rất tốt các vết bỏng, loét và nứt kẽ vú và được dùng cho bệnh nhân bị ung thư sau khi cắt bỏ khối u, sau hoá trị, xạ trị [7]...

Nhân hạt gấc giã nát cho thêm rượu dùng bôi nhiều lần trong ngày để chữa viêm, sưng vú, mụn nhọt. Nhân hạt có vị đắng chứa khoảng 55% chất béo, 16,5% chất đạm, 6% nước, 1,8% tanin... Từ nhân hạt gấc có thể ép lấy dầu. Dầu gấc rất nhanh khô, dễ bị oxy hóa chuyển từ màu xanh nhạt sang vàng xẫm. Dầu gấc dùng pha sơn, vecni. Khô hạt dùng làm phân bón. Cùi vàng và vỏ quả có vị đắng, chứa nhiều tinh bột nhưng không ăn được mà dùng làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón. Màng đỏ gấc sau khi ép dầu còn khô dầu chứa nhiều protit, caroten, chất

xơ... dùng làm thức ăn gia súc. Rễ Gấc y học gọi là Phong kỷ nam dùng trị bệnh đau lưng, nhức mỏi gân cốt. Lá và quả gấc non dùng làm rau xanh [6].

Những nghiên cứu của tiến sỹ Vương Thuý Lệ - trường Đại học Caliíòmia (USA) về giá trị dinh dưỡng của quả gấc đã được thực hiện từ nhiều năm nay đã góp phần khẳng định giá trị phong phú của quả gấc [17]. TS Lệ từ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp là sản xuất Dầu gấc để có thể sử dụng lâu dài trong công nghiệp thực phẩm, dược và mỹ phẩm.

Trong thực tế, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu xôi nếp, khi ấy gọi là Xôi Gấc. Xôi Gấc là món ăn dân gian nổi tiếng của VN, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Xôi Gấc được ưa chuộng trong tế lễ, tết, cúng bái, cưới hỏi.

Gần đây, quả gấc còn được tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài dưới dạng nước ép ứái cây bổ dưỡng.

Nhiều nhà khoa học Mỹ thừa nhận: Gấc là một loại quả sạch, an toàn nhất và có tác dụng chống ô xy hóa cao hơn Cà chua, Cà rốt rất nhiều lần. Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ người dân M ĩ đã ngợi ca, gọi quả gấc là fruỉt from heaven (quả đến từ thiên đường). Gấc một loại trái cây quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân dân ta...

Một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các họp chất của ị3-Caroten, Lycopen, Alphatocopherol có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng

Một phần của tài liệu Trồng cây phát triển kinh tế Kỹ thuật gây trồng gấc, rau mầm, cọc dậu, hông, lát Mexico (Trang 40 - 51)