Quy định 331
1 Công tác phân xử trọng tài chất lượng sẽđược tiến hành bởi hai trọng tài viên trừ khi các công ty tranh chấp đồng ý rằng một trọng tài viên là đủ.
2 Nếu hai trọng tài viên được chỉđịnh và họ không thể chấp nhận thì một người phân xử sẽđưa ra quyết định.
3 Các trọng tài viên và người phân xử phải là Thành Viên Cá Nhân của Hiệp Hội khi họđược chỉđịnh. 4 Một trong hai công ty có thể yêu cầu Chủ Tịch Hiệp Hội thay mặt chỉđịnh trọng tài viên thay mặt họ.
Quy định 332
1 Nếu một công ty bắt đầu công tác phân xử trọng tài theo Quy định 329 và yêu cầu công ty còn lại đồng ý chỉ có một trọng tài viên duy nhất thì trong vòng 14 ngày (hai tuần), công ty còn lại phải: hoặc
a chấp nhận tên của trọng tài viên được đề xuất; hoặc b đồng ý tên của trọng tài viên duy nhất khác;
hoặc
d nêu tên trọng tài viên của họ; và có thể
e phản đối trọng tài viên do công ty đầu tiên nêu tên.
2 Nếu công ty thứ hai nêu tên trọng tài viên của họ thì công ty thứ nhất phải phản đối đề cử trong vòng bảy ngày (một tuần) nếu không trọng tài viên đó sẽđược coi là đã được chấp nhận.
3 Nếu công ty thứ hai không trả lời thì công tác phân xử trọng tài không thể tiến hành với một trọng tài viên duy nhất. Các trọng tài viên phải được chỉđịnh bởi hoặc thay mặt cho cả hai công ty.
Quy định 333
Nếu một công ty bắt đầu công tác phân xử trọng tài theo Quy định 329 nhưng không yêu cầu công ty còn lại đồng ý chỉ có một trọng tài viên duy nhất thì công ty còn lại phải đề cử trọng tài viên của họ bằng văn bản trong vòng 14 ngày (hai tuần). Trừ khi một quyết định phản đối có lý do được lập thành văn bản trong vòng bảy ngày (một tuần), bất kỳ trọng tài viên nào được đề cử bởi một trong hai công ty sẽđược coi là đã được bên còn lại chấp nhận.
Quy định 334
Sau khi (các) trọng tài viên đã được đề cử và thời hạn cho phép phản đối đã hết, và các phản đối cũng đã được giải quyết, (các) trọng tài viên sẽđược coi là đã được chỉđịnh. Các công ty sau đó phải cho phép các trọng tài viên hành động độc lập theo quy định của pháp luật.
Quy định 335
1 Nếu một công ty phản đối trọng tài viên được công ty còn lại chỉđịnh thì họ phải nêu lên phản đối trong vòng bảy ngày (một tuần) kể từ khi có thông báo về việc chỉđịnh liên quan. Sự phản đối phải được nêu lên bằng văn bản, kèm theo lý do phản đối. Sự phản đối chỉđịnh sẽ chỉ có hiệu lực nếu Chủ Tịch quyết định rằng có thể sẽ rất bất công nếu không làm vậy.
2 Nếu một trong hai công ty:
a không đề cử trọng tài viên trong vòng 14 ngày (hai tuần) sau khi được yêu cầu, hoặc b không đồng thuận về trọng tài viên thay thế trong vòng 14 ngày (hai tuần) sau khi có phản
đối rõ ràng và hợp lệđối với một đề cử,
công ty còn lại có thể yêu cầu Chủ Tịch thực hiện chỉđịnh thay cho công ty đã không đề cử trọng tài viên, hoặc không thểđồng thuận về trọng tài viên thay thế trong thời gian cho phép.
3 Hiệp Hội sẽđưa ra thông báo vềý định của Chủ Tịch. Nếu công ty vi phạm không đề cử một trọng tài viên có thểđược công ty còn lại chấp nhận trong vòng 14 ngày (hai tuần) kể từkhi đưa ra thông báo đó thì Chủ Tịch có thểhành động.
4 Một trong hai công ty có thể phản đối Chủ Tọa hoặc bất kỳ thành viên nào của Ủy Ban Kháng Cáo Chất Lượng nhưng phải nêu lên phản đối trong vòng bảy ngày (một tuần) kể từ khi có thông báo về việc chỉđịnh liên quan. Sự phản đối phải được nêu lên bằng văn bản, kèm theo lý do phản đối. Sự phản đối chỉđịnh sẽ chỉ có hiệu lực nếu Chủ Tịch quyết định rằng có thể sẽ rất bất công nếu không làm vậy.
5 Nếu việc phản đối không được thực hiện và quyết định phản đối không được rút lại thì Chủ Tịch phải được yêu cầu quyết định xem phản đối đó có hợp lệ không.
6 Nếu các bằng chứng mới được đưa ra sau khi thời hạn phản đối thông thường kết thúc thì vẫn có thể nêu lên phản đối. Chủ Tịch sẽ quyết định xem phản đối đó có được điều trần và có hợp lệ hay không.
7 Nếu một công ty không đồng ý với ý định hoặc quyết định của Chủ Tịch, họ có thể kháng cáo lên Ban Giám Đốc nhưng chỉ trong vòng bảy ngày (một tuần) kể từkhi có thông báo. Ban Giám Đốc có thể sử dụng bất kỳ quyền hạn nào được trao cho Chủ Tịch như trong đoạn (3) và đoạn (4) nêu trên. 8 Nếu Chủ Tịch có xung đột lợi ích tiềm năng thì ông sẽ không chỉđịnh trọng tài viên theo các Quy
định này. Trong trường hợp đó, Phó Chủ Tịch hoặc quyền Chủ Tịch sẽ có quyền hạn chỉđịnh như Chủ Tịch.