b) Qui trình quản lý nguồn nhân lực (NNL).
7.3.1. Giai đoạn hình thành Các thành viên đội dự án làm quen với nhau và thống nhất một số quy tắc chung cho đội.
nhau và thống nhất một số quy tắc chung cho đội.
Trong giai đoạn Hình thành, các thành viên đội dự án thường phân vân không biết tham gia đội dự án có phải là quyết định sáng suốt không? Họ đưa ra những đánh giá ban đầu về kỹ năng và chất lượng làm việc của các thành viên cùng làm trong đội, và họ cũng lo lắng xem các thành viên còn lại trong đội đánh giá về họ như thế nào? Khi một dự án đang được hình thành thì các cuộc trao đổi thường mang tính chất lịch sự và không có gì bó buộc, vì các thành viên vẫn ngần ngại thể hiện nhiều quan điểm cá nhân. Những buổi họp dự án trong giai đoạn này thường khá lộn xộn, vì các thành viên đang cố gắng tìm hiểu nhiệm vụ của những người khác trong dự án.
Một điều lưu ý rằng các hoạt động phát triển đội dự án được đưa ra để các thành viên trong đội cùng nhau thực hiện, chứ không phải là sự áp đặt của cấp trên cho đội. Có thể tổ chức các hoạt động này theo từng nhóm nhỏ, hoặc theo phạm vi toàn đội. Mục đích chính là nhằm giúp các thành viên đội dự án dần cảm thấy thoải mái khi làm việc và trao đổi với mọi người trong đội.
Ví dụ: Hình thành đội dự án Phong đã hoàn tất việc tuyển chọn các thành
viên dự án, và đang suy nghĩ tìm cách nào để đội dự án có thể bắt đầu một cách tốt đẹp. Anh đã bắt đầu bằng một buổi họp dự án, trình bày về tổng quan của dự án và tầm quan trọng của nó đối với tổ chức. Mỗi thành viên dự án đều được
phát tài liệu về vấn đề được trình bày. Phong đã tiếp tục buổi họp bằng cuộc trao đổi về mạng lưới. Mỗi thành viên đội dự án tự giới thiệu về mình và kể một câu chuyện không liên quan đến công việc, đồng thời đóng góp ý kiến về vấn đề chuyên môn được nêu ra. Buổi họp hôm đó đã giúp phá vỡ mọi khoảng cách giữa các thành viên trong đội dự án. Sau đó, Phong lên kế hoạch cho các buổi họp tiếp theo để hoàn thành hoạt động lập kế hoạch cho đội dự án.