Kinh nghiệm của một số Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 32)

Các công việc phải làm trong giai đoạn này là: Bộ máy tổ chức thực hiện đề án

1.3.1. Kinh nghiệm của một số Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Trong gần 2 năm triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã phối hợp hiệu quả với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong một số nhiệm vụ triển khai. Kết quả là 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng bộ quy định về văn hóa ứng xử trường học.

- Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm tốt công tác chuẩn bị triển khai Đề án: công tác tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở, biến mỗi cán

bộ công đoàn cơ sở là nhân tố truyền thông quan trọng với công tác xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử ở các trường học. Tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở thực hiện khá thường xuyên trước khi Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức các hoạt động triển khai Đề án.

- Chỉ đạo công tác triển khai Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành công nhất là ở thực hiện “Kế hoạch số 103/KH-CĐN ngày 02/4/2019 của CĐGD Việt Nam về việc triển khai nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Công văn số 2033/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2019 của Bộ GD&ĐT về việc chỉ đạo, triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo” (Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019). Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Hội thảo hội tụ đầy đủ lãnh đạo của CĐGD Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Công đoàn ngành Giáo dục các tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 600 thầy cô giáo là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở; lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn các đơn vị trực thuộc ngành GD&ĐT của Tỉnh. Hội thảo đã thu hút được hơn 100 bài tham luận, các ý kiến đóng góp tích cực về văn hóa ứng xử trường học, kinh nghiệm của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua Hội thảo, góp phần thiết thực thực hiện tốt Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do CĐGD Việt Nam phát động; phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở trong ngành Giáo dục giai đoạn 2019- 2025” (Kế hoạch 871/KH-BGDĐT ngày 20/8/2019 của Bộ GD&ĐT), Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025” của ngành Giáo dục (Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 của Bộ GD&ĐT), Chương trình “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường học hạnh phúc” (Hướng dẫn 08/HD-CĐN ngày 06/9/2019 của CĐGD Việt Nam).

- Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấn chỉnh công tác kiểm soát thực hiện Đề án qua lấy ý kiến của công đoàn viên ở các trường học. Đó là nguồn thông tin quý giá cho hoạt động triển khai Đề án trong những năm tiếp theo.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái

Từ đầu năm 2020 đến nay là năm mà Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái có nhiều hoạt động tổ chức thực hiện Đề án văn hóa ứng xử trường học. Kết quả là 95% cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công đoàn các trường học trên địa bàn tỉnh đã được tuyên truyền về văn hóa ứng xử trường học và nâng cao năng lực ứng xử sư phạm.

- Bộ máy triển khai Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái đã tích cực và chủ động trong công tác tổ chức thực hiện Đề án, trong đó tích cực nhất là công tác “huy động các nguồn lực, phối hợp có hiệu quả với LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố” trong các hoạt động công đoàn nói chung và thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử nói riêng.

- Công tác chỉ đạo thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái thành công nhất là tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có đủ phẩm chất đạo đức góp phần thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Bên cạnh đó, Công đoàn Tỉnh đã có những “giải pháp kịp thời động viên và chăm lo cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên công tác tại các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo phương châm Mỗi công đoàn cơ sở một lợi ích đoàn viên” (Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái, 2020). Hơn nữa, Công đoàn Tỉnh còn tích cực tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, trong đó nhấn mạnh các phong trào mới phát động:“Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” góp phần thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch xây dựng Văn hóa ứng xử trường học do UBND tỉnh Yên Bái ban hành.

- Công tác tổ chức đối thoại với hiệu trưởng các trường học và chủ tịch công đoàn của các trường là kênh để của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái

giám sát thực hiện Đề án và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho công đoàn cơ sở trong tham gia thực hiện Đề án này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w