xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.4.1. Nguyên nhân bên trong Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
Lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn thường xuyên chủ động, nắm bắt và đôn đốc thực hiện Đề án. Tuy nhiên, do Đề án mới được triển khai hơn 1 năm, các kinh nghiệm trong triển khai chưa tích lũy được nhiều nên Lãnh đạo Công đoàn vẫn cảm nhận thấy nhiều khó khăn và áp lực với các chỉ tiêu đặt ra. Lãnh đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đề ra nhưng nhiều công việc triển khai trong thời gian ngắn nên chưa thật sâu sát với thực hiện Đề án ở các công đoàn cơ sở.
Hệ thống thông tin theo dõi hành vi ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tại các trường chưa có nên khó cho tổ chức thực hiện Đề án. Hiện nay, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn dựa vào các báo cáo của công đoàn cơ sở trực thuộc để thu nhận thông tin và phục vụ cho đôn đốc tổ chức thực hiện Đề án tại công đoàn cơ sở trực thuộc. Bên cạnh đó, thông tin về giáo viên, cán bộ học sinh của các trường chưa được điện tử hóa nên chưa thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện Đề án.
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã hực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; thực hiện công khai, minh bạch, huy động các nguồn lực, thực hành tiết kiệm; quản lý, sử dụng các loại quỹ. Tuy nhiên, kinh phí cho hoạt động công đoàn từ nguồn xã hội hóa còn ít. Việc xây dựng dự toán chi từ nguồn kinh phí công đoàn cho tổ chức thực hiện Đề án vẫn chung với các hoạt động khác, chưa có dự toán kinh phí riêng cho tổ chức thực hiện Đề án này.
Kiểm tra thực hiện Điều lệ của Công đoàn Việt Nam ở Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn vẫn mang tính chiếu lệ, hình thức. Công tác kiểm tra này chưa thực hiện định kỳ, nội dung kiểm tra chưa đặt ưu tiên vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, công đoàn viên.
2.4.4.2. Nguyên nhân khách quan thuộc trường học và học sinh
Số trường học, giáo viên, cán bộ và học sinh tại các trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khá lớn nên tổ chức thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn gặp những khó khăn.
Một số trường học là trung tâm giáo dục thường xuyên có tình trạng quản lý học sinh vẫn còn lỏng lẻo nên việc thực hiện văn hóa ứng xử hạn chế hơn các trường khác. Một số các trường miền núi, điều kiện tiếp cận văn hóa, thông tin hạn chế, do vậy tiếp nhận thông tin đề án xây dựng văn hóa ứng xử còn hạn chế.
2.3.4.3. Nguyên nhân khác
Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” là yếu tố quan trọng trước tiên để tổ chức thực hiện Đề án thành công. Tuy nhiên, Đề án quy định khá nhiều cơ quan tổ chức tham gia nhưng các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này chồng chéo nhau; chức năng, nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành Giáo dục chưa cụ thể trong Đề án.
Các quy định về phối hợp của Công đoàn ngành Giáo dục các tỉnh với các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện Đề án chưa cụ thể như nhất là trong tổ chức thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trường học như phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện; Đài Truyền thanh và Truyền hình, Trung tâm Văn hóa thông tin (nay là Trung tâm Truyền thông- Văn hóa); Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.
Lạng Sơn mấy năm gần đây có kết quả phát triển kinh tế mạnh mẽ, đời sống xã hội của người dân có nhiều khởi sắc. Phát triển kinh tế chạy theo lợi ích, sự xuống cấp đạo đức xã hội đang khá phổ biến nên những nét văn hóa đẹp trong dân cư dần bị mai một, do đó các trường học trên địa bàn Tỉnh cũng đối mặt với môi trường bên ngoài xã hội với nhiều cám dỗ, xuống cấp về đạo đức, ảnh hưởng không nhỏ tới tổ chức thực hiện Đề án.
CHƯƠNG 3