xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
2.4.1. Đánh giá qua kết quả điều tra các tổ chức công đoàn cơ sở
Để bổ sung thông tin cho đánh giá, Luận văn có sử dụng kết quả điều tra từ 58 công đoàn cơ sở tại các trường (phát ra 70 phiếu và thu nhận được 58 phiếu điều tra). Phiếu hỏi phát cho Chủ tịch công đoàn các trường. Điểm đánh giá từ 1-5 tương ứng từ yếu nhất đến tốt nhất. Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 2.19 như sau.
Bảng 2.19: Kết quả điều tra tổ chức công đoàn các trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Câu hỏi điều tra ĐTB
1 Năng lực tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
3,89 2 Phối hợp tổ chức thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh
Lạng Sơn với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan khác 3,82
3 Xây dựng các kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
3,82 4 Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án của Công đoàn ngành
Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 3,66
5 Tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở các nội dung liên quan đến Đề án 3,76 6 Truyền thông nội dung của Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong
trường học” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 3,94
7 Triển khai phổ biến xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học 3,82 9 Triển khai vận động thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học 3,88 10 Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm-đạo đức nhà
giáo-quản trị nhà trường 3,88
11 Triển khai phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử
3,62
12 Tạo động lực cho cán bộ công đoàn 3,82
13 Kiểm soát thực hiện Đề án 3,66
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, thực hiện tháng 5/2020
Trong đó có 20 phiếu cho các trường mầm non, 20 phiếu cho các trường trung học cơ sở, 10 phiếu trường trường học phổ thông, 08 phiếu cho các trung tâm. Mức độ đánh giá cho mỗi câu hỏi là: rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém. Điểm trung bình của các câu hỏi được tổng hợp ở bảng 2.19.
đoàn cơ sở đánh giá ở mức khá, tuy thời gian thực hiện chưa dài nhưng đã đạt được những kết quả tích cực. Nhưng qua đánh giá, chúng ta cũng thấy nhiều nội dung chưa được ghi nhận hoàn toàn tốt như “Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn”’ “Triển khai phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử”; “Kiểm soát thực hiện Đề án”.
2.3.2. Ưu điểm
Qua phân tích ở trên, luận văn tổng kết các ưu điểm như sau:
Bộ máy tổ chức thực hiện Đề án đã dần được cải thiện về năng lực tổ chức thực hiện Đề án do Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã tham gia thực hiện nhiều Đề án trong ngành Giáo dục của tỉnh. Công tác phối hợp triển khai với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua khá chặt chẽ và kết quả là đã khuyến khích được các trường học trên địa bàn xây dựng được bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường học và thực hiện bộ quy tắc ứng xử.
Các kế hoạch thực hiện Đề án đã bắt đầu được xây dựng, dù ở mức sơ lược nhưng đã nêu được các chỉ tiêu cần đạt cho các hoạt động thực hiện Đề án. Các kế hoạch có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn theo điều kiện các trường và theo đúng chỉ đạo của Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn.
Tập huấn cán bộ công đoàn các cấp được Công đoàn ngành triển khai nhằm góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở. Cán bộ công đoàn đã được trạng bị các nghiệp vụ công đoàn.
Tuyên truyền Đề án đã thực hiện thường xuyên qua nhiều kênh thông tin đa dạng, nội dung Đề án đã được công đoàn cơ sở ở các trường nắm bắt và quan tâm triển khai thực hiện khá nghiêm túc.
Công tác triển khai phổ biến xây dựng bộ quy tắc ứng xử đã được Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn triển khai quán triệt tới công đoàn cơ sở, hầu hết các trường đã nắm bắt và xây dựng bộ quy tắc ứng xử trường học.
Vận động thực hiện quy tắc ứng xử được thực hiện ở các tiết học của các trường nhằm hình thành văn hóa ứng xử trường học của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cũng tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý, giáo viên.
Công tác phát hiện, tôn vinh biểu dương các tấm gương nhà giáo, cán bộ các trường trong ứng xử văn minh ở các trường học của Công đoàn Ngành đã thực hiện theo kế hoạch đề ra. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã tạo động lực tập thể công đoàn, cá nhân tiêu biểu.
2.4.3. Hạn chế
Chuẩn bị triển khai đề án
Mặc dù bộ máy tổ chức thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn có những ưu điểm như trên nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế như công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong triển khai Đề án chưa chặt chẽ như phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động các huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện.
Cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế năng lực tổ chức thực hiện Đề án, bên cạnh đó việc sử dụng, bố trí cán bộ công đoàn không chuyên trách gặp nhiều khó khăn. Vai trò của các bộ công đoàn của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa được khẳng định, nhiều công việc do Liên đoàn Lao động huyện và tỉnh đảm nhiệm.
Trong lập kế hoạch triển khai Đề án, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chủ yếu căn cứ vào các chỉ tiêu được giao để xây dựng kế hoạch triển khai các
hoạt động trong nội dung đề án. Một số hoạt động đề ra nhưng chưa rõ kinh phí thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch như kế hoạch vận động thực hiện văn hóa ứng xử trường học, kế hoạch tôn vinh tấm gương về văn hóa ứng xử còn khá hạn chế về nội dung và hình thức thực hiện các hoạt động.
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn hiện chưa có những văn bản để hướng dẫn các công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Do đó nhiều trường còn lúng túng trong công tác triển khai thực hiện.
Chỉ đạo thực hiện Đề án
Hiện nay, giai đoạn thực hiện Đề án đã chuyển sang mục tiêu mới, không còn là xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trường học mà là thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Do vậy, nội dung tuyên truyền đề án không còn hợp lý và cần có những đổi mới nội dung tuyên truyền.
Vận động thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đã thực hiện nhưng trong quá trình triển khai, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa chỉ đạo đôn đốc kịp thời, đồng thời chưa tổ chức được các hình thức đa dạng trong vận động thực hiện văn hóa ứng trường học phù hợp với từng loại hình trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo- quản trị nhà trường hiện mới thực hiện qua hình thức tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực ứng xử sư phạm. Hình thức chưa đa dạng. Nội dung nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo chưa phong phú.
Hoạt động phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử chưa thực hiện thường xuyên để kịp thời biểu dương các tấm gương điển hình về văn hóa ứng xử.
Cán bộ Công đoàn ngành Giáo dục vẫn còn những điều kiện kinh tế khó khăn, chủ yếu hoạt động công đoàn dựa vào sự nhiệt tình, đãi ngộ đối với cán bộ công đoàn chưa thật xứng với sự nhiệt tình và cống hiến của họ.
Kiểm soát thực hiện Đề án
Kiểm soát thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trường học của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa đánh giá những thành tựu đạt được trong triển khai đề án so với mục tiêu đã xây dựng trong đề án. Do thời gian thực hiện ngắn, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa đánh giá tác động của Đề án đến hành vi ứng xử văn hóa trong cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên các trường.