Phân tích hiện trạng môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 26 - 31)

VII. Các sản phẩm của dự án

1.3. Phân tích hiện trạng môi trường

1.3.1. Chất lượng các thành phần môi trường a) Diễn biến chất lượng không khí

Chất lượng môi trường không khí các năm tương đối ổn định tốt, hầu như chưa vượt ngưỡng cho phép.

Kết quả quan trắc từ 2013 đến 2017 cho thấy: Hàm lượng bụi tại các vị trí dao động từ 61,9 - 239,1 µg/m3 thấp hơn quy chuẩn cho phép. Hàm lượng bụi giữa các năm tại các vị trí không có sự chênh lệch nhiều và có xu hướng ngày càng giảm dần.

Hàm lượng bụi tổng tại các khu vực đô thị từ 2013-2017

Hàm lượng NO2 trong không khí có dao động qua các vị trí quan trắc. Các giá trị đo đạc tại Ngã tư Đại lộ Võ Nguyên Giáp – đường Võ Văn Kiệt, hàm lượng NO2 có giá trị dao động từ 16,5 – 226,3 µg/m3. Giá trị NO2 cao nhất vượt 1,13 lần giới hạn cho phép (200 µg/m3) vào năm 2016.

18

Hàm lượng NO2 tại các khu vực đô thị từ 2013-2017

Đối với các thông số như SO2 và CO được tại các vị trí quan trắc đều có giá trị đo đạc đều dưới ngưỡng cho phép của Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT. Hàm lượng SO2 dao động trong khoảng 29,2-217,6 µg/m3 (Quy chuẩn: 350 µg/m3); hàm lượng CO có giá trị rất nhỏ so với quy chuẩn và dao động từ 1.193,8- 6.652,7 µg/m3 (Quy chuẩn: 30.000 µg/m3).

19

Hàm lượng CO tại các khu vực đô thị từ 2013-2017

Mức độ ồn tại các vị trí quan trắc qua 5 năm gần nhất có giá trị xấp xỉ giới hạn cho phép, dao động từ 58,2 – 69,3 dBA, đạt QCVN 26:2010/BTNMT. Độ ồn không có sự chênh lệch nhiều qua các năm giữa các vị trí.

Mức độ ồn tại các khu vực đô thị từ 2013-2017

Nhìn chung chất lượng môi trường không khí qua số liệu quan trắc các năm tương đối ổn định tốt, hầu như chưa vượt ngưỡng cho phép ngoại trừ hàm lượng NO2 tại một số năm vượt quy chuẩn nhưng không nhiều.

b) Chất lượng nước mặt

Nhìn chung, chất lượng nước tại các điểm quan trắc tại Vị Thanh so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT không phù hợp sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, chỉ phù hợp dùng cho mục đích tưới tiêu hoặc mục đích khác với các

20

thông số như BOD, COD, N-NH4+, P-PO43-, TSS phần lớn ở các năm vượt giới hạn cột A2.

- Trị số pH: các điểm quan trắc đều có giá trị pH ở các năm đều nằm trong giới hạn cho phép đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2 (6 – 8,5). Không có sự chênh lệch lớn giữa các điểm trong cùng năm quan trắc và giữa các năm trong cùng điểm quan trắc.

- Thông số DO: hàm lượng DO tại các điểm quan trắc ở các năm đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (≥5 mg/l), đáng lưu ý ở năm 2013 hàm lượng DO tại các điểm đều không đạt cột B1 (≥4 mg/l). Hàm lượng DO có chiều hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013, tăng ở năm 2014 và giảm ở 6 tháng năm 2015. Trong cùng năm quan trắc, tại điểm NM01 có hàm lượng DO thấp nhất và tại điểm NM03 cao nhất.

- Thông số COD: Hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng COD ở các năm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15 mg/l) ngoại trừ năm 2013 nằm trong giới hạn cột A2 nhưng vượt giới hạn cột A1 (10 mg/l). Hàm lượng COD tại các điểm có chiều hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013 và tăng ở năm 2014 đến 6 tháng năm 2015. Điểm NM02 có hàm lượng COD cao nhất ở năm 2011 và 2013, điểm NM01 cao nhất ở năm 2012, 2014 và 6 tháng năm 2015.

- Thông số BOD520: tất cả các điểm quan trắc có hàm lượng BOD520 ở các năm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6 mg/l), đặc biệt điểm NM01 ở 6 tháng năm 2015 vượt giới hạn cột B1 (15 mg/l). Hàm lượng BOD520 tại các điểm có chiều hướng giảm qua các năm từ 2011 đến 2014 và tăng trở lại ở năm 6 tháng năm 2015. Điểm NM02 có hàm lượng BOD520 cao nhất ở năm 2011, điểm NM01 cao nhất ở năm 2012, 2014, 6 tháng năm 2015 và điểm NM03 cao nhất ở năm 2013.

- Thông số N-NH4+: hàm lượng N-NH4+ tại tất cả các điểm quan trắc ở các năm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2 mg/l). Năm 2011 và 2013 tại các điểm vượt giới hạn cột B1 (0,5 mg/l). Tại các điểm có chiều hướng giảm ở năm 2012 so với năm 2011, tăng ở năm 2013 và giảm ở năm 2014, 6 tháng năm 2015. NM02 có hàm lượng N-NH4+ cao nhất ở năm 2011, 2012 , 6 tháng năm 2015 và điểm NM01 cao nhất ở năm 2013, 2014.

- Thông số P-PO43-: hàm lượng P-PO43- tại tất các điểm quan trắc ở các năm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2 mg/l), ở năm 2011 tại các điểm vượt giới hạn cột B2 (0,5 mg/l), ở năm 2014 tại các điểm vượt giới hạn cột B1 (0,3 mg/l). Tại các điểm có chiều hướng tăng từ năm 2012 đến năm 2014 và giảm ở 6 tháng năm 2015. Điểm NM03 có hàm lượng P-PO43- cao nhất ở năm 2011, điểm NM01 cao nhất ở năm 2012, 2013 và điểm NM02 cao nhất ở năm 2014, 6 tháng năm 2015.

- TSS: các điểm quan trắc đều có hàm lượng TSS rất cao, ở các năm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (5m mg/l), thậm chí vượt cột B2 (100 mg/l).

21

Điểm NM02 có hàm lượng TSS ở 4 năm đều vượt cột B2, điểm NM01 vượt cột B2 ở năm 2012, 2014, 6 tháng năm 2015 và điểm NM03 vượt cột B2 ở năm 2011, 2013. Hàm lượng TSS biến động qua các năm không đồng đều nhau ở từng điểm quan trắc, tại điểm NM02, NM03 ở năm 2012 giảm so với năm 2011, tăng ở năm 2013, giảm ở năm 2014 và tăng trở lại ở 6 tháng năm 2015, riêng tại điểm NM01 thì biến động ngược lại. Trong cùng năm quan trắc, điểm NM03 có hàm lượng TSS cao hơn các điểm khác, ngoại trừ 6 tháng năm 2015 tại điểm NM01 cao nhất. - Coliform: từ năm 2011 đến 2013 tại các điểm quan trắc đều có coliform vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5000 MPN/100ml), năm 2014 tại các điểm đều nằm trong giới hạn cột A2. Coliform tại các điểm đều có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm ở năm 2014 đến 6 tháng năm 2015 ngoại trừ điểm NM01 ở 6 tháng năm 2015 tăng đột ngột so với năm 2014. Trong cùng năm quan trắc, điểm NM02 có giá trị coliform cao hơn các điểm khác, ngoại trừ 6 tháng năm 2015 tại điểm NM01 cao nhất.

Qua đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI cho thấy: Chất lượng nước tại các điểm quan trắc năm 2012 đến 6 tháng năm 2015 không phù hợp sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (giá trị WQI < 75), chỉ phù hợp sử dụng cho mục đích khác.

Chất lượng nước tại điểm NM02 kém hơn so với các điểm khác (giá trị WQI nhỏ hơn so với các điểm khác trong cùng năm quan trắc), chất lượng nước ở các năm 2012 đến 6 tháng năm 2015 tại điểm này bị ô nhiễm, cần có biện pháp xử lý phù hợp (giá trị WQI nằm trong khoảng giá trị 0 - 25). Chất lượng nước tại điểm quan trắc này chịu tác động từ các hoạt động: công nghiệp (Nhà máy đường Vị Thanh, CCN-TTCN Vị Thanh), chợ (chợ phường 7), sinh hoạt (khu đô thị phường 7) và canh tác nông nghiệp.

Chất lượng nước tại điểm NM01 ở các năm bị ô nhiễm, cần có biện pháp xử lý phù hợp (giá trị WQI nằm trong khoảng 0 - 25) ngoại trừ năm 2013 sử dụng cho giao thông thủy và mục đích tương đương khác. Chất lượng nước tại điểm này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của khu dân cư sinh sống dọc kênh và các hoạt động phát triển đô thị trong thành phố Vị Thanh.

Chất lượng nước tại điểm NM03 có xu hướng tốt hơn so với các điểm khác (giá trị WQI lớn hơn so với các điểm khác trong cùng năm quan trắc), chất lượng nước ở các năm 2012 đến 6 tháng năm 2015 tại điểm này chỉ phù hợp sử dụng cho mục đích tưới tiêu và mục đích tương đương khác (giá trị WQI nằm trong khoảng giá trị 51 - 75), ngoại trừ năm 2013 bị ô nhiễm, cần có biện pháp xử lý phù hợp.

22

Chất lượng nước mặt khu vực thành phố Vị Thanh 2011-6 tháng 2015

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)