Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 70)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất a. Về kinh tế -xã hội

Trong những năm qua, thành phố đã tranh thủ mọi nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển kinh tế. Qua đó, kinh tế tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 3,24%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng xác đinh tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, cụ thể: Khu vực công nghiệp - xây

62

dựng tăng bình quân 0,38%/năm; thương mại - dịch vụ tăng bình quân 6,24%/năm; khu vực nông nghiệp tăng bình quân 0,11%/năm.

Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thành phố chú trọng chuyển dần uqy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, giảm chi phí trong sản xuất, từng bước tạo thành chuỗi giá trị nông sản để đủ sức cạnh tranh với thị trường.

Tính đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây lúa là 10.290 ha, đạt 113,1%; năng suất từ 5,9 tấn/ha lên 6,2 tấn/ha năm. Cây khóm có 2.206 ha, đạt 110% (tăng 923 ha); sản lượng đạt 33.000 (tăng 13.304 tấn). Cây ăn trái, hiện có 1.750 ha (tăng 620 ha); sản lượng ước đạt 19.000 tấn, đạt 290,5%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển nhưng quy mô có xu hướng giảm.

Về phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn thành phố hiện có 597 cơ sở (tăng 137 cơ sở so đầu nhiệm kỳ), cơ cấu giá trị sản xuất chiếm 32,22% (tăng bình quân 0,38%/năm). Ngoài ra, thành phố có 02 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, diện tích 86,64 ha, hiện có 27 nhà đầu tư đăng ký dự án, có 14 dự án đi vào hoạt động. góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 9.850 lao động tại địa phương và các vùng lân cận.

Thương mại - dịch vụ chiếm 59,62% trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố, tăng bình quân 6,24%/năm. Hiện thành phố có 5.582 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ (tăng 764 cơ sở); trong đó, hoạt động mạnh nhất là mạng lưới trung tâm mua sắm, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, tài chính, ngân hàng,…

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản luôn đạt các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 8,12% (năm 2015 là 11,5%), góp phần nâng cao chất lượng dân số.

b. Về môi trường:

Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên - môi trường, nhất là công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố, công khai theo quy hoạch, từng bước đi vào nề nếp

Tổ chức nhiều giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đặc biệt là triển khai các công trình phòng, chống thiên tai, mặn xâm nhập, hiện trên địa bàn hệ thống cống, trạm bơm, đê bao ngăn mặn tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân. Tình hình ô nhiễm môi trường ở khu dân cư, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dần được khắc phục, đã đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý nước thải (giai đoạn 1) tại cụm công nghiệp.

63

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a) Cơ cấu sử dụng đất

Hầu hết diện tích đất được đưa vào sử dụng, thành phố đã khai thác hết đất chưa sử dụng.

Trong diện tích đất được đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chiếm (75,08%), đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (24,92%), do công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng đang trong quá trình kiến thiết, phát triển.

Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 99,87%, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản 0,13%.

Đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng lúa chiếm 41,77% đất sản xuất nông nghiệp, đất cây hàng năm còn lại chiếm 23,25%, đất trồng cây lâu năm 34,98%.

Đất phi nông nghiệp: chiếm 24,92% tổng DTTN (bình quân cao nhất so với các huyện, thị khác trong tỉnh), trong đó: đất quốc phòng chiếm 0,55%, đất an ninh chiếm 18,37%, đất cụm tiểu thủ công nghiệp 2,96%, đất thương mại dịch vụ chiếm 0,67%, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp chiếm 1,15%, đất phát triển hạ tầng chiếm 34,58%, đất sinh hoạt cộng đồng chiếm 0,08%, đất khu vui chơi, giải trí công cộng chiếm 1,44%, đất ở tại nông thôn chiếm 5,67%, đất ở tại đô thị chiếm 11,44%, đất xây dựng trụ sở cơ quan chiếm 2,60%, đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp chiếm 0,10%, đất tín ngưỡng chiếm 0,03%, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối chiếm 20,05%, đất có mặt nước chuyên dùng chiếm 0,19%, đất phi nông nghiệp khác chiếm 0,12%.

b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố đang được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất chuyên dùng, phát triển đô thị, xây dựng hạ tầng kinh tế (công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch…) và hạ tầng phúc lợi xã hội (giao thông, điện, nước, văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao…); khó khăn của thành phố hiện nay là do tỉnh mới được chia tách, nhu cầu vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn có hạn, ngân sách cấp trên phân bổ hạn chế do đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tài nguyên đất đai được khai thác và sử dụng ở Vị Thanh thời gian qua chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình, cá nhân; các mô hình liên kết sản xuất tập thể và hợp tác xã hiện đang được khuyến khích phát triển, tuy còn ít nhưng bước đầu có dấu hiệu khả quan; công tác khuyến nông - ngư được chú trọng và được nông dân ứng dụng. Khó khăn và tồn tại trong sản xuất nông nghiệp ở Vị Thanh hiện nay đó là nguồn vốn để phát triển sản xuất, đầu ra cho các sản phẩm và giá thành thức ăn trong nuôi – trồng tăng cao, nhất là đối với những hộ sản xuất theo các mô hình sản xuất tập trung (thủy sản và chăn nuôi).

64

Việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài đến từng hộ nông dân đã cơ bản hoàn thành. Xu hướng thay đổi mục đích sử dụng đất để có hiệu quả kinh tế cao hơn của các hộ nông dân đang diễn ra khá phức tạp trên toàn thành phố. Như chuyển đất trồng lúa sang đất xây dựng, đất trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất kinh doanh … sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất này có nơi được cho phép của chính quyền cấp thành phố, xã – phường (đất phi nông nghiệp) nhưng vẫn còn nhiều nơi tự phát (chuyển mục đích trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản…) do thiếu quy hoạch đồng bộ và chưa có chính sách cụ thể thích hợp để giải quyết vấn đề này. Do đó, trong tương lai việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất cần phải tuân theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố.

c) Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tỉnh, thành phố đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, đòn bẩy kinh tế, trong sử dụng đất. Mọi đối tượng sử dụng đất, chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư đất đai theo năng lực của mình, các hình thức khuyến khích như đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất, đầu tư vật tư sản xuất và các ứng dụng khoa học kỹ thuật, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ngoài ra các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư luôn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Về tập quán khai thác sử dụng đất: Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên tập quán khai thác sử dụng đất cũng đa dạng, song không có sự khác biệt lớn về phương thức sản xuất, thói quen, trình độ trong sử dụng đất do thực tế dân cư được phân bố đa phần là xen ghép cùng với điều kiện giao lưu, tuyên truyền, phổ biến ngày càng được tăng cường. Người dân biết duy trì kỹ thuật sử dụng đất truyền thống kết hợp với tiếp thu kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện đất đai, hoàn cảnh kinh tế của địa phương trong sản xuất.

Đất đai màu mỡ, vì vậy đất đai được sử dụng chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác trồng lúa nước và những vùng trũng sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Người dân biết duy trì kỹ thuật sử dụng đất truyền thống kết hợp với tiếp thu kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện đất đai, hoàn cảnh kinh tế của địa phương và ở từng địa bàn sản xuất.

Những mâu thuẫn trong sử dụng đất: Ngoài việc diện tích đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với vai trò đô thị và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong khi hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới chưa phát triển, cần được chuyển đổi sang trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp.

65

Nhu cầu sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ngày càng cao nhưng hiện tại tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp chưa tương xứng với ý nghĩa và yêu cầu về sử dụng đất để phát triển kinh tế.

Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất: Tỉnh, thành phố đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, đòn bẩy kinh tế, trong sử dụng đất. Mọi đối tượng sử dụng đất, chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư đất đai theo năng lực của mình, các hình thức khuyến khích như đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất, đầu tư vật tư sản xuất và các ứng dụng khoa học kỹ thuật, hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất

- Các tồn tại chủ yếu trong quá trình sử dụng đất ở thành phố Vị Thanh thời gian vừa qua:

+ Quỹ đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong khi chỉ tiêu đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp thấp, nhất là đất xây dựng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong tương lai cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra một cách mạnh mẽ nhu cầu đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, nông dân mất đất sản xuất, chính quyền địa phương cần có những giải pháp đào tạo nghề tốt để giảm tình trạng thất nghiệp của địa phương.

+ Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai.

+ Việc xây dựng các khu dân cư - tái định cư và một số công trình hạ tầng cơ sở chậm, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở khâu giá bồi thường và giải quyết tái định cư; việc tự chuyển mục đích sử dụng và chuyển nhượng đất đai trong dân còn xảy ra ở một số địa bàn do quy hoạch chi tiết chưa đến được với người dân nên dân chưa nắm được các định hướng và mục tiêu sử dụng đất của địa phương.

- Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:

+ Việc thực hiện theo quy hoạch, triển khai quy hoạch gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư, các chế tài thực hiện quy hoạch chưa đủ mạnh. + Công tác quản lý, giám sát hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên thực tế chưa được thực hiện triệt để, tình trạng khai thác không theo quy trình vẫn còn xảy ra, dẫn đến xói mòn, bồi lấp đất canh tác.

- Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau: + Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, làm cơ sở cho việc quản lý, giao cấp đất và thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình.

+ Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật thông tin đầy đủ, chỉnh lý biến động kịp thời.

66

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển tại địa phương nhằm thu hút lao động nhàn rỗi; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia, đặc biệt là các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: chương trình xóa đói, giảm nghèo...

+ Tổ chức tốt việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Vị Thanh được phê duyệt tại Quyết định số 1109/QĐ- UBND ngày 04 tháng 07 năm 2013 của UBND tỉnh Hậu Giang và được Điều chỉnh bằng Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2019.

3.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kết hoạch sử dụng đất kỳ trước

Căn cứ vào Kết quả thống kê đất đai năm 2020, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của thành phố Vị Thanh như sau:

Số TT Chỉ tiêu Diện tích QH được duyệt (ha) Diện tích ĐCQH được duyệt (ha) Kết quả thực hiện Diện tích (ha) So sánh với QH So sánh với ĐCQH Tăng (+),

Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+), Giảm (-) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (4) (4) (5) (6)=(5-4) (7)=(5)/(4)*100 (6)=(5-4) (7)=(5)/(4)*100

Tổng diện tích tự nhiên (1+2+3) 11.906,44 11.886,42 11.886,42 -20,02 99,83 100,00 1 Đất nông nghiệp 8.149,07 8.646,94 8.924,46 775,39 109,52 277,52 103,21

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa 3.100,00 3.729,29 3.721,15 621,15 120,04 -8,14 99,78

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước 3.100,00 3.729,29 3.721,15 621,15 120,04 -8,14 99,78

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.599,07 2.040,94 2.071,60 472,53 129,55 30,66 101,50

1.3 Đất trồng cây lâu năm 3.100,00 2.677,94 3.115,78 15,78 100,51 437,84 116,35

1.4 Đất rừng phòng hộ 1.5 Đất rừng đặc dụng 1.6 Đất rừng sản xuất Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 350,00 198,77 15,93 -334,07 4,55 -182,84 8,01 1.8 Đất làm muối 1.9 Đất nông nghiệp khác

2 Đất phi nông nghiệp 3.757,37 3.239,48 2.961,96 -795,41 78,83 -277,52 91,43

Trong đó:

2.1 Đất quốc phòng 19,85 20,01 16,32 -3,53 82,22 -3,69 81,56

67 Số TT Chỉ tiêu Diện tích QH được duyệt (ha) Diện tích ĐCQH được duyệt (ha) Kết quả thực hiện Diện tích (ha) So sánh với QH So sánh với ĐCQH Tăng (+),

Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+), Giảm (-) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (4) (4) (5) (6)=(5-4) (7)=(5)/(4)*100 (6)=(5-4) (7)=(5)/(4)*100

2.3 Đất khu công nghiệp

2.4 Đất cụm công nghiệp 131,00 131,08 87,63 -43,37 66,89 -43,45 66,85

2.5 Đất thương mại, dịch vụ 39,14 19,98 19,98 -19,16 51,05

2.6 Đất cơ sở SX phi nông nghiệp 174,71 47,52 34,13 -140,58 19,54 -13,39 71,82

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 70)