Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 32 - 37)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

a) Tình hình sản xuất

Nông nghiệp của thành phố được quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, giảm chi phí trong sản xuất, từng bước tạo thành chuỗi giá trị nông sản để đủ sức cạnh tranh với thị trường. Trong đó, tập trung các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của thành phố như: cây lúa, khóm, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, cụ thể:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2020 là 10.290 ha (tăng 436 ha so với năm 2015), năng suất tăng từ 5,9 tấn/ha lên 6,2 tấn/ha năm, tổng sản lượng ước đạt 63.800 tấn. Chất lượng lúa ngày càng được nâng cao, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Ngoài ra, thành phố có 02 đơn vị được thụ hưởng Dự án VnSAT tỉnh Hậu Giang (dự án chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững), trong đó: xã Vị Tân thực hiện khoảng 600ha/620 hộ được tập trung thực hiện tại ấp 4, ấp 5, ấp 6 và ấp 7 nơi có Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Tân Tiến, nhằm đảm bảo xây dựng vùng liên kết sản xuất 500 ha.

- Cây khóm: diện tích 2.000 ha (tăng 769 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 33.000 (tăng 13.304 tấn so với năm 2015).

Thế mạnh chủ lực của thành phố là cây Khóm Cầu Đúc, một nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận cho thành phố Vị Thanh, hiện thành phố có hơn 100 ha trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hỏa Tiến. Năm 2017, thành phố xây dựng Đề án số 01/ĐA-UBND về mở rộng, phát triển cây khóm Cầu Đúc Hậu Giang giai đoạn 2017 - 2020. Từ khi triển khai thực hiện đến nay đã cải tạo được 298 ha đất vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả, bên cạnh đó người dân được tập huấn về kỹ thuật trồng khóm và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và sản lượng khóm không ngừng tăng. Hệ thống đường giao thông và thủy lợi được đầu tư đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa của người dân trong vùng trồng khóm, góp phần tăng thu nhập của người dân...

- Cây mía: Thời gian qua do thị trường đầu ra của sản phẩm mía đường gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định, Xí nghiệp đường Vị Thanh không còn hoạt động nên diện tích trồng mía có xu hướng giảm đáng kể. Dự kiến đến năm 2020, diện tích mía trên địa bàn còn 200 ha, giảm 2.220 ha so với năm 2015; sản lượng còn 20.000 tấn, giảm 201.430 tấn so với năm 2015. Nguyên nhân do giá mía thấp, người trồng mía không có lợi nhuận, bị thua lỗ nên đã chuyển sang trồng những cây khác.

- Cây ăn trái: diện tích 1.750 ha cây ăn trái các loại (tăng 620 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 19.000 tấn.

24

- Rau màu: diện tích gieo trồng 950 ha, sản lượng ước đạt 12.825 tấn, các chủng loại rau phổ biến như: rau ăn lá, rau thơm, cải, rau muống...

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển nhưng quy mô có xu hướng giảm. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng đợt giảm giá và dịch bệnh (dịch tả lơn Châu Phi; cúm gia cầm), mặt khác quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã góp phần làm thu hẹp quy mô ngành chăn nuôi. Hiện tổng đàn heo 6.000 con (giảm 1.900 con so với năm 2015); tổng đàn gia cầm 170.000 con (tăng 2.000 con so với năm 2015).

- Diện tích nuôi thủy sản của thành phố tiếp tục giảm mạnh, từ 140 ha năm 2015 xuống còn 100 ha vào năm 2020. Nguyên nhân giảm là do giá cá giảm, đầu ra không ổn định, đặc biệt là giá cá rô đầu vuông giảm mạnh, nên người dân không tiếp tục thả nuôi. Bên cạnh đó, tình hình nuôi cá ruộng không thể duy trì do khó quản lý.

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Giai đoạn 2016 - 2020, đã triển khai đầu tư 68 công trình thủy lợi, tổng kinh phí 27.333 tỷ đồng. Trong đó: Nạo vét 68 tuyến kênh, tổng chiều dài thực hiện 97.770 m; xây dựng 02 trạm bơm điện; 06 cống hở khẩu 3,5m - 4,5m với số tiền 02 tỷ đồng; 04 cống ngầm khẩu độ Ф1000 và các đập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, theo hướng hiện đại hóa nông thôn hệ thống thủy lợi đã từng bước được quy hoạch phát triển hoàn thiện đảm bảo phục vụ tốt việc tưới tiêu, chống lũ, ngăn mặn, trữ nước ngọt góp phần phát triển ổn định bền vững ngành sản xuất nông nghiệp. Đến nay, khép kín 5.586ha, chiếm tỷ lệ 62%, tăng so với năm 2015 là 1.136 ha, tương đương 12,5%.

Hạ tầng giao thông nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới 27 công trình giao thông nông thôn với tổng số 54,49 km đường nông thôn; nâng cấp và làm mới 31 cây cầu với chiều dài 683m. Hiện nay, toàn thành phố có 09/09 phường, xã có đường ô tô về đến trung tâm; 53/53 ấp, khu vực có đường xe 02 bánh đi lại được trong hai mùa.

Hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: điện, nước, văn hóa, thể dục, thể thao; hạ tầng cho giáo dục, y tế được ưu tiên phát triển, đầu tư đồng bộ và đạt chuẩn theo quy định.

c) Xây dựng nông thôn mới

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả nổi bật, kết cấu hạ tầng nông thôn thay đổi rõ nét; đời sống người dân được nâng lên, đặc biệt thành phố được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 1416/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ).

Giai đoạn 2016 – 2020, thành phố, tổng huy động được 4.536 tỷ đồng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó: nguồn ngân sách địa phương 946 tỷ đồng; vốn vay tín dụng 2.667 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp: 335 tỷ đồng và

25

nhân dân đóng góp 588 tỷ đồng, góp phần quan trọng để thành phố đạt tiêu chí nông thôn mới.

d) Phát triển kinh tế hợp tác

Hiện nay trên địa bàn các xã có 40 tổ hợp tác với 504 thành viên, lợi nhuận thu về bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm/tổ hợp tác (thu nhập bình quân lao động từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng, tăng 30% so với năm 2015); 8/8 HTX hoạt động hiệu quả và đúng theo quy định Luật HTX năm 2012, tổng số 280 thành viên, vốn góp 2,068 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân các Hợp tác xã 880 triệu đồng/hợp tác xã/năm (thu nhập bình quân của lao động từ 8-15 triệu đồng/người/tháng, tăng 25% so với năm 2015).

Thành phố đã hỗ trợ 273 hộ là thành viên THT, HTX thực hiện các mô hình phát triển sản xuất như: cải tạo đất trồng khóm, trồng cam xoàn, chanh không hạt, cá thát lát, nuôi vịt biển, nuôi gà trên đệm lót sinh học…; tranh thủ các nguồn từ Trung ương tỉnh hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị với số tiền 3,360 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện để các hợp tác xã hoạt động hiệu quả góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản cho xã viên và bà con nông dân. Cụ thể: xã Tân Tiến; HTX Thạnh Tiến (Có ký kết hợp đồng bao tiêu khóm), HTX 14/10 (Có ký kết hợp đồng bao tiêu mía); xã Vị Tân: HTX Tân Tiến (Hợp đồng bao tiêu lúa), HTX Tân Thuận (Có ký kết hợp đồng bao tiêu mía), HTX Quyết Thắng (Có ký kết hợp đồng bao tiêu mía); xã Hỏa Tiến: Hợp tác xã Thạnh Thắng (Có ký kết hợp đồng bao tiêu khóm); xã Hỏa Lựu: THX Thuận Gia Phát (Có ký kết hợp đồng bao tiêu lúa và sản xuất cây giống), HTX Thạnh Đông (hợp đồng bao tiêu lúa). Nhìn chung, các THT và HTX hoạt động ổn định có hiệu quả, góp phần hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản cho xã viên người dân. Từ đó, người dân yên tâm đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập ngày càng nâng cao và ổn định.

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Kế hoạch số 603/KH-UBND ngày 21 tháng 03 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2019 triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Qua triển khai, có 03 sản phẩm tham gia đánh giá, trong đó lĩnh vực: đồ uống có cồn có 01 sản phẩm (Rượu khóm); nhóm sản phẩm rau quả tươi: có 02 sản phẩm (Khóm Cầu Đúc) các sản phẩm đều đánh giá đạt 3 sao theo quy định của Bộ tiêu chí.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: năm 2020 ước đạt 1.649 tỷ đồng (giá hiện hành).

26

Trong những năm qua, thành phố luôn thực hiện tốt công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư và vận dụng có hiệu quả các chính sách khuyến công, các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể:

Toàn thành phố hiện có 586 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng 126 cơ sở so với năm 2015; trong đó có 02 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, 06 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, 24 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế hỗn hợp, 02 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 552 cơ sở thuộc khu vực kinh tế cá thể. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trung bình từ 05 - 10 lao động/cơ sở, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 9.850 lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, thành phố có 02 cụm công nghiệp, gồm:

- Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã kêu gọi 14 doanh nghiệp vào lập dự án đầu tư với diện tích 19,3 ha, tổng vốn đầu tư 457,146 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, có 26 doanh nghiệp đăng ký lập dự án đầu tư, diện tích 42,95/43,44 ha, chiếm 100% diện tích giao đất, cho thuê đất; với tổng số vốn 1.201 tỷ đồng, hiện đã có 15 doanh nghiệp đi vào hoạt động, với diện tích 224.384 m2, được đầu tư với số vốn 570 tỷ 192 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 2.369 lao động tại địa phương và các vùng lân cận.

- Cụm công nghiệp kho tàng và bến bãi xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh: Với diện tích quy hoạch đất là 42,2ha, hiện có 01 nhà đầu tư vào đăng ký lập dự án đầu tư “Nhà máy chế biến gạo Vì Dân” do Công ty Cổ phần gạo Vì Dân làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 13ha, tổng vốn đầu tư 1.134 tỷ đồng.

Hoạt động Khuyến công: Thực hiện chính sách Khuyến công trong giai đoạn 2016 - 2020, đã hỗ trợ vốn cho 04 cơ sở và 06 doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, với tổng số tiền hỗ trợ là 1.620 triệu đồng, ngoài ra, có 04 doanh nghiệp đang triển khai viết đề án xin hỗ trợ vốn khuyến công quốc gia và địa phương. Thành phố hiện có 06 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh của 02 doanh nghiệp và 03 cơ sở (gồm các sản phẩm: Cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực, gạch không nung, máy xới cải tiến, kẹo đậu phộng, cá thát lát rút xương tẩm gia vị, chả cá thát lát tẩm gia vị).

Tình hình phát triển lưới điện: Trong thời gian qua (từ năm 2016 đến 2019), thành phố Vị Thanh được ngành điện đầu tư mới và nâng cấp các tuyến điện trung và hạ thế trên địa bàn thành phố với tổng chiều dài 15,674 km, với tổng vốn đầu tư 4.097 triệu đồng, lắp điện kế mới cho 591 hộ dân; nâng tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn thành phố là 20.200/20.117 hộ, đạt 99,59% (trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn đạt 98,76%). Đến nay, Điện lưới Quốc gia đã phủ đến toàn bộ trung

27

tâm, khu dân cư, khu sản xuất tập trung các phường, xã và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện. Thành phố có tổng chiều dài đường dây trung hạ thế là 472.000 km (trong đó: đường dây trung thế là 138.000 km và 334.000 km đường dây hạ thế) và 434 trạm biến áp, với dung lượng là 66.107 kVA; được phân bố đều đến các ấp, khu vực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất.

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Ước thực hiện năm 2020 là 11.385 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 6,86%/năm, trong đó: Lĩnh vực bán lẻ hàng hóa đạt 7.409 tỷ đồng, lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành đạt 1.830 tỷ đồng, lĩnh vực dịch vụ khác đạt 2.145 tỷ đồng.

Tình hình phát triển hạ tầng thương mại: Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã kêu gọi đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng một số công trình thương mại, dịch vụ quan trọng như: Trung tâm mua sắm - giải trí Vincomplaza; Điện máy xanh; Bách hóa xanh, Điện máy nội thất Chợ Lớn tại phường V.

Trên địa bàn thành phố hiện có 5.936 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ (tăng 621 cơ sở so với năm 2015); trong đó: có 257 doanh nghiệp (tăng 34 doanh nghiệp) và 5.679 hộ kinh doanh (tăng 587 hộ), chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực, ngành nghề như: Mua bán - gia công vàng bạc, tài chính - ngân hàng, kinh doanh xăng dầu, mua bán hàng điện tử, vật liệu xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống,... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Trong đó, có 01 trung tâm mua sắm đạt tiêu chuẩn hạng III (Trung tâm mua sắm - giải trí Vincomplaza), 05 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng II (Co.op Mart Vị Thanh, Vinmart Chi nhánh Hậu Giang, Điện máy xanh, Điện máy Nội thất - Chợ lớn và Bách hóa xanh) và 08 chợ (01 chợ loại I - chợ Vị Thanh, 01 chợ loại II - chợ Phường VII, 05 chợ loại III và 01 chợ đêm), tăng 01 trung tâm mua sắm, 04 siêu thị và 02 chợ so cùng kỳ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các chợ đang từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Hiện tại thành phố có 05 chợ được xây dựng kiên cố, 02 chợ bán kiên cố và 01 chợ tạm họp vào ban đêm. Ngoài ra, thành phố có 26 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (tăng 04 cửa hàng so với đầu nhiệm kỳ), nhìn chung lĩnh kinh doanh xăng dầu phát triển ổn định và đáp ứng được nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế tại địa phương, đồng thời góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ qua từng năm.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại được định hướng đầu tư phát triển theo hướng hiện đại cùng với quá trình hình thành và mở rộng hệ thống các trung tâm thương mại, các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ, thu mua nông sản trên địa bàn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành thương mại - dịch vụ, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao trong việc mua sắm, trao đổi hàng hóa của người dân.

28

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)