II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng
2.3.1. Khu công nghệ cao
Định hướng đến năm 2030, sẽ hình thành khu công nghệ số Hậu Giang với diện tích 29,5ha, liên kết các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn, tạo thành khu công nghệ thông tin tập trung với định hướng phát triển các lĩnh vực như: đào tạo công nghệ thông tin, ươm tạo doanh nghiệp, sản xuất công nghệ số, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học,...
110
2.3.2. Khu sản xuất nông nghiệp
a) Khu vực chuyên trồng lúa nước
Định hướng đến năm 2030, diện tích khu vực chuyên trồng lúa nước của thành phố có diện tích từ 1.500,0 ha, tập trung nhiều nhất tại xã Hỏa Lựu, xã Vị Tân Tiến và phường III.
Thành phố Vị Thanh định hướng tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại tại các khu vực trồng lúa tập trung, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khâu giống và chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần từng bước cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người trồng lúa, địa phương có vùng lúa tập trung.
b) Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm
Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm của thành phố là Khóm. Đến năm 2030, thành phố Vị Thanh phấn đấu đạt 2.000ha khóm. Để nông dân yên tâm phát triển cây khóm, thành phố và ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ 4.0, xây dựng các mô hình trồng khóm theo hướng VietGAP… Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy tiêu thụ và chế biến các sản phẩm từ khóm. Ngoài ra, thành phố còn khuyến khích được một số hộ dân tận dụng rẫy khóm để phát triển du lịch cộng đồng theo kiểu homestay, nhằm tăng thu nhập cũng như quảng bá các đặc sản của vùng khóm Cầu Đúc. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến quy trình trồng và chăm sóc nhằm tăng năng suất, chất lượng khóm, đặc biệt là kỹ thuật xử lý để khóm ra trái nghịch vụ, tránh trình trạng thu hoạch ồ ạt vào chính vụ gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường trong nước và thế giới; phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ khóm.
2.3.3. Khu du lịch
Du lịch là ngành thế mạnh và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đồng thời có chính sách thỏa đáng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, biến những khu vực có giá trị cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa, lịch sử thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Tăng cường công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư và tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; tạo các điều kiện ưu đãi thu hút đầu tư các dự án khu du lịch, khách sạn, nhà hàng đủ điều kiện thu hút du khách trong và ngoài nước lưu trú dài ngày, đưa du lịch trở thành ngành dịch vụ tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương.
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố như: du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề, tham dự các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, ẩm thực kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ
111
dưỡng, du lịch miệt vườn sông nước, du lịch dã ngoại đồng quê phục vụ ăn uống tại chỗ, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo,… nhằm thu hút lượng khách tại chỗ, khách từ các địa phương xung quanh, du khách trong nước và quốc tế.
Định hướng đến năm 2030, đất khu du lịch của thành phố có diện tích khoảng 50,00 – 70,00 ha; trong đó chủ yếu là du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch trải nghiệm tại các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Vị Tân và phường VII.
2.3.4. Khu phát triển công nghiệp
Đến năm 2030, quy mô cụm công nghiệp của thành phố dự kiến 131,0ha, gồm: cụm công nghiệp và kho tàng bến bãi tại xã Tân Tiến và Cụm công nghiệp phường VII. Từng bước sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng tại những vị trí không phù hợp (nằm trong khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường,…) đưa vào trong cụm công nghiệp. Đồng thời, làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ bị mất đất trong quá trình xây dựng cụm công nghiệp; ưu tiên đào tạo nghề và bố trí việc làm ổn định cho đối tượng bị thu hồi đất hoặc con em của họ trong cụm công nghiệp.
2.3.5. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ
Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hóa. Định hướng trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn thực hiện xây dựng, nâng cấp hệ thống các công trình thương mại, dịch vụ.
Ngoài ra, khuyến khích mở rộng mạng lưới các đại lý cung ứng vật tư thiết bị sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,… cũng như hệ thống đại lý, kho chứa thu mua hàng nông – thủy sản, đảm bảo phát triển rộng khắp, phục vụ tốt nhất nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của địa phương ra thị trường trong nước và thế giới. Thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác khách hàng ổn định, tiếp cận các thị trường có nhu cầu về sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, thường xuyên cập nhật tin tức cung cầu thị trường, nhất là thị trường nông thủy sản đến với người sản xuất.
Định hướng đến năm 2030, khu đô thị - thương mại - dịch vụ của thành phố có diện tích khoảng 2.300 – 2.500 ha.
2.3.6. Khu dân cư nông thôn
Sự hình thành khu dân cư nông thôn gắn liền với quá trình sản xuất của người dân. Các điểm dân cư được hình thành với mật độ tập trung đông ở những
112
nơi thuận tiện cho giao thông, thương mại, dịch vụ phát triển và được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên ấp, liên xã.
Định hướng đến năm 2030, khu dân cư nông thôn của Thành phố có diện tích khoảng 3000 – 3050ha.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG