Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 38 - 41)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

2.4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn

2.4.1. Kiến trúc cảnh quan

Thành phố Vị Thanh cấu trúc phát triển chủ đạo theo mô hình đô thị tập trung, mật độ cao tại khu vực trung tâm đô thị, vùng nội thị và giảm dần ở khu vực ngoại vi; đồng thời, phát triển theo mô hình tuyến trên cơ sở khai thác các trục giao thông xuyên tâm và giao thông kẹp các tuyến kênh tự nhiên, được hình thành bởi các trục không gian quan trọng:

- Trục không gian Đông Bắc – Tây Nam: đây là trục không gian hiện hữu quan trọng nhất, chạy xuyên suốt dọc thành phố, trong đó:

+ Trục không gian phát triển về phía Đông Bắc: Phát triển từ trung tâm thành phố Vị Thanh theo tuyến giao thông cặp kênh Xà No, kết nối với thành phố Cần Thơ.

+ Trục không gian phát triển về phía Tây Nam: Phát triển từ trung tâm thành phố Vị Thanh, theo tuyến giao thông cặp kênh Xà No, kết nối với QL61 – đi thành phố Rạch Giá.

- Trục không gian Tây Bắc – Đông Nam:

+ Trục không gian phát triển về phía Tây Bắc: Phát triển từ trung tâm thành phố Vị Thanh, theo tuyến giao thông Lê Hồng Phong kết nối với trung tâm huyện Giồng Riêng.

30

+ Trục không gian phát triển về phía Đông Nam: Phát triển từ trung tâm thành phố Vị Thanh, qua thị trấn Nàng Mau, kết nối với các đô thị phía Đông (thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ).

2.4.2. Thực trạng phát triển đô thị

Khu vực đô thị gồm 5 phường với tổng diện tích tự nhiên 3.638,35 ha, dân số 44.289 người, mật độ 1.217 người/km2.

Đây là khu vực trung tâm của thành phố và là động lực phát triển đô thị trong tương lai, khu vực xây dựng phát triển dạng tập trung, mật độ cao, một số công trình kiến trúc, nhà ở dân cư của khu vực nội thị như sau:

a) Nhà ở

Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thị là 27,63 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị: 90,77%.

Kiến trúc nhà ở khu vực nội thị của thành phố phổ biến là dạng nhà 2 đến 4 tầng. Nhà ở đa dạng với các hình thức dạng lô phố, nhà vườn đã có những đóng góp nhất định trong việc tạo cảnh quan đô thị.

Nhiều khu dân cư mới được hình thành với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, góp phần tăng quỹ nhà ở, tạo môi trường sống tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người dân.

Nhà ở khu vực ngoại thị chủ yếu là nhà vườn thấp tầng. Tại khu vực trung tâm xã, dọc theo các trục chính là loại hình nhà ở lô phố kết hợp với dịch vụ.

Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thị và tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị: 90,77% cho thấy chất lượng nhà ở cũng như các chỉ tiêu về nhà ở của đô thị đã đạt theo tiêu chí đô thị loại II.

Sơ đồ phân bố công trình nhà ở

31

b) Công trình y tế

Hệ thống y tế trên địa bàn thành phố gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang (600 giường), Bệnh viện lao phổi (60 giường), Bệnh viện chuyên khoa tâm thần – da liễu (30 giường), Bệnh viện đa khoa thành phố 150 giường và các Trạm Y tế ở các xã - phường.

Hiện tại hệ thống y tế được tiếp tục bổ sung mới Trung tâm Y tế dự phòng và tiếp tục phát triển các dự án như: Bệnh viện sản nhi 250 giường, bệnh viện Y học cổ truyền 200 giường và tiến tới hoàn thiện Làng y tế Vị Thanh.

Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn thành phố (tính cả tuyến tỉnh) khoảng 684 người, trong đó: ngành y là 564 (176 bác sĩ, 107 y sĩ và 281 y tá).

Tỷ lệ số giường bệnh/1000 dân đạt: 8,1 giường, đạt vượt mức quy định tối đa của đô thị loại II (≥ 2,8 giường bệnh/1000 dân). Hệ thống y tế đầy đủ và đồng bộ, bản đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

c) Công trình giáo dục đào tạo

- Trường học phổ thông: Toàn thành phố hiện có 03 trường trung học phổ thông, 06 trường THCS, 14 trường tiểu học, 10 trường mẫu giáo - mầm non;

- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề): Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Trung cấp kỹ thuật công nghệ, Trường Trung cấp kinh tế Kỹ thuật, Trung cấp luật, Trường nghiệp vụ Văn hoá – văn nghệ - TDTT, Trường Chính trị Hậu Giang, Trường dạy trẻ khuyết tật, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

d) Công trình dịch vụ thương mại

Hiện tại trên địa bàn thành phố có một số trung tâm thương mại lớn như: Trung tâm thương mại Cái Nhúc (chợ Vị Thanh), Vincom Plaza, Siêu thị Coop Mart Vị Thanh, Siêu thị điện máy Chợ Lớn, Siêu thị Điện máy Xanh, Trung tâm điện máy - Điện lạnh Tín Hòa, Chợ phường IV, Chợ phường VII, Chợ đêm Vị Thanh.

Ngoài ra, khu vực ngoại thị của thành phố hiện cũng có các chợ như: Chợ Tư Sáng, chợ Hỏa Lựu, Chợ Liên Minh Co.Op, ...

e) Công trình văn hoá, công viên cây xanh, thể dục thể thao

- Công trình văn hóa: hiện có một số công trình văn hoá lớn như: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng, nhà thiếu nhi thành phố, nhà truyền thống, thư viện cấp đô thị, Đài phát thanh - truyền hình, khu vui chơi giải trí (Hồ Sen). Ngoài ra, thành phố còn có một số công trình văn hóa nằm trên địa bàn ngoại thị.

- Công trình thể dục thể thao: thành phố đang chuẩn bị thực hiện dự án Khu liên hợp TDTT với diện tích 16,16 ha là cụm công trình thể thao tập trung bao gồm sân vận động sức chứa 15.000 chỗ ngồi (02 khán đài có mái che); 01 bể bơi dùng để tập luyện và thi đấu; các sân thể thao ngoài trời gồm 14 sân quần vợt, 02

32

sân bóng chuyền, 01 sân bóng rỗ, 01 sân bóng đá tập luyện không khán đài, 09 sân bóng đá mini không khán đài và các công trình phụ trợ khác.

Công viên cây xanh: hiện có một số công viên lớn trên địa bàn thành phố như: công viên văn hoá Xà No, công viên Hồ Sen, công viên 1 tháng 5, công viên Chiến Thắng, quảng trường UBND tỉnh... Ngoài ra còn có hệ thống cây xanh dọc các tuyến phố, trong các khu hành chính, khu dân cư, các bồn hoa, thảm cỏ... Đồng thời, hệ thống kênh rạch trong địa bàn thành phố cũng góp phần tăng thêm mảng xanh và tạo cảnh quan cho đô thị.

Đất cây xanh đô thị tại thành phố Vị Thanh là: 9,86 m2/người, cơ bản đạt quy định đô thị loại II (7 ÷ ≥ 10 m2/người), đất cây xanh công cộng khu vực nội thị: 6,06 m2/người, đạt quy định của đô thị loại II (5 ÷ ≥ 6 m2/người).

2.4.3. Khu dân cư nông thôn

Dân cư nông thôn chiếm 39,53% dân số toàn thành phố, phân bố ở các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến, đất đai rộng, mật độ dân số thưa (bằng 56,98% bình quân chung của thành phố).

Sự hình thành các điểm dân cư gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản là chủ yếu. Các điểm dân cư được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi thuận tiện cho giao thông, dịch vụ phát triển. Các công trình văn hoá phúc lợi xã hội được bố trí hầu hết ở trung tâm xã. Các điểm dân cư nông thôn trong thành phố được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên ấp, liên xã.

Trong các khu dân cư phần lớn nhà ở được xây dựng cấp 4, diện tích khuôn viên rộng, chủ yếu là nhà bán kiên cố và kiên cố, việc xây dựng nhà ở hoàn toàn mang tính tự phát, chưa đảm bảo kiến trúc và mỹ quan.

Quá trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải chưa được quan tâm đúng mức đã gây tác động xấu đến môi trường sống của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước ngầm, trong khi vẫn còn phần đông dân số sử dụng nước giếng khoan, giếng đào trong sinh hoạt.

Việc đầu tư xây dựng các khu cụm dân cư nông thôn theo hướng gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển các làng nghề và dịch vụ truyền thống của ấp, xã, là yêu cầu cần thiết và bức xúc của các cấp chính quyền trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa mới của nông thôn Việt Nam. Do đó, cần sớm điều chỉnh các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, các khu, cụm dân cư làm căn cứ để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn đóng góp của dân và ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 TP VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)