Thành phố cần tập trung thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển: vốn đầu tư trong nước (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân...); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ODA, FDI, viện trợ không hoàn lại, các tổ chức phi chính phủ...).
- Tạo nguồn vốn từ đất: Việc quy hoạch các khu đất tạo vốn tại khu vực xung quanh các dự án, nhất là dự án về giao thông, hạ tầng không chỉ giúp tạo ra nguồn vốn để tái đầu tư mà còn đảm bảo việc phát triển, chỉnh trang đô thị, trung tâm xã, khu dân cư nông thôn theo đúng quy hoạch. Bởi, các khu đất tạo vốn đều đã được quy hoạch mục đích phát triển cụ thể. Nhà đầu tư sau khi trúng đấu giá
122
sẽ thực hiện xây dựng các công trình, dự án theo đúng quy hoạch đã được đưa ra nên sẽ tránh được tình trạng phát triển lộn xộn, manh mún về sau.
- Vốn ngân sách: Thực hiện các dự án đầu tư công theo đúng Quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Đồng thời, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực có thế mạnh của địa phương để tạo ra thặng dư ngân sách phục vụ cho đầu tư phát triển.
- Vốn doanh nghiệp:
+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển, thực hiện đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình cá thể. Huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu từ thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, đấu thầu sử dụng đất đối với cá nhân, doanh nghiệp với vốn tự có, vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng.
+ Khi thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể quỹ đất có vị trí lợi thế để đấu giá cho mục đích thương mại – dịch vụ nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, phát triển hạ tầng phải gắn với khai thác quỹ đất liền kề để điều tiết chênh lệch giá đất do nhà nước đầu tư.
- Về đầu tư thiết bị công nghệ: Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin thiết bị công nghệ, triển khai các đề tài khoa học công nghệ, tiến độ khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất, hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ và có chính sách ưu đãi.