Chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu BcDBSCuuLong912000 (Trang 103 - 106)

Chủ trương về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cĩ liên quan đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực, như chính sách dân số và kế hoạch hố gia

đình (DSKHHGĐ); chính sách tạo việc làm và chính sách giáo dục và đào tạo. Đánh giá các chính sách này ở đồng bằng sơng Cửu Long đã đạt được kết quả cụ thể sau.

1. Về dân số và kế hoạch hĩa gia đình

Mức tăng dân số của đồng bằng sơng Cửu Long đã giảm đi đáng kể. Theo kết quả

Tổng điều tra dân số ngày 01/04/1999, dân sốđồng bằng sơng Cửu Long là 16,17 triệu người, chiếm 21,1% dân số tồn quốc. Nếu so với năm 1990, tỷ trọng dân số của

ĐBSCL trong dân số cả nước giảm đi 1,2% (năm 1990 ĐBSCL chiếm 22,3% dân số tồn quốc). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở vùng

ĐBSCL đạt từ 11,3o/oo - 16,6o/oo. Một số tỉnh cĩ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước (trung bình cả nước: 14,3 o/oo), như Vĩnh Long: 11,3o/oo; Tiền Giang 11,9 o/oo; Bến Tre: 12,1 o/oo; Cần thơ: 12,2 o/oo; Long An: 13,5 o/oo; Đồng Tháp14,2o/oo.

Cơng tác kế hoạch hố gia đình cũng cĩ nhiều tiến bộ. Cĩ 8 tỉnh/12 tỉnh cĩ tỷ

suất sinh con thấp hơn trung bình cả nước (cả nước 2,33 con/cặp vợ chồng), như: Vĩnh Long: 1,7 con; Cần Thơ: 1,81 con; Tiền Giang: 1,84 con; Bến Tre: 1,9 con; Long An: 2,06 con; An Giang: 2,11 con; Đồng Tháp: 2,17 con; Bạc Liêu: 2,24 con.

Tuy nhiên, dân sốđồng bằng sơng Cửu Long vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các vùng.

2. Về tạo việc làm

ĐBSCL là vùng cĩ tỷ trọng lao động chiếm 21,8% tổng số lao động cả nước (năm 1998). Trong thời gian qua cơng tác giải quyết việc làm cĩ nhiều tiến bộ. Nhiều tỉnh đã giảm tỷ lệ thất nhiệp đáng kể. Theo số liệu của Vụ Lao động Văn xã (Bộ Kế

hoạch và Đầu tư), tỷ lệ thất nghiệp là 6,74%, ở đồng bằng sơng Cửu Long cĩ một số

tỉnh tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn trung bình cả nước. Ví dụ như: Vĩnh Long: 5,4%; Bến Tre: 5,2%;

Song, tỷ lệ thất nghiệp ở một số tỉnh trong vùng vẫn cịn tỷ lệ cao. Ví dụ: Sĩc Trăng 12,37%; Cà mau: 10,7%; Cần Thơ: 7,24%; ở nơng thơn thời gian nơng nhàn chiếm 28-30% thời gian.

3. Về cơng tác giáo dục

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số học sinh/vạn dân liên tục tăng lên: năm 1997 là 2.022; năm 1998 là 2.096 năm 1999 là 2.181 em.

Tỷ lệ mù chữ trong vùng giảm nhanh. Một số tỉnh đạt tiêu chuẩn về xố mù chữ và phổ cập tiểu học: Tiền Giang cơng nhận từ 1996; Long An từ năm 1998; Bến Tre, Vĩnh Long.

Tuy nhiên, trong cơng tác giáo dục cịn nhiều tồn tại: Tỷ lệ dân số chưa biết chữ

cịn cao: chiếm 34% số người khơng biết chữ của cả nước; 8% lao động chưa biết đọc. Tỷ lệ số học sinh/vạn dân cịn thấp. So với đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH) và cả nước,

ĐBSCL thấp hơn nhiều: năm 1999, bằng 93,5% ĐBSH và 91% cả nước.

Cơ sở vật chất phục vụ cơng tác giáo dục cịn thiếu nhiều ở hệ phổ thơng; đặc biệt là ở hệ tiểu học tỷ lệ số lớp học 2-3 ca cịn cao. Đội ngũ giáo viên thiếu và khơng đồng bộ; đặc biệt là vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Chính sách xã hội hố trong hoạt động giáo dục cịn chưa thống nhất, một số nơi thực hiện cịn chưa đúng đắn, mang tính “thị trường hố” trong giáo dục. Vì vậy khĩ khăn khơng nhỏ đến việc đi học của con em thuộc tầng lớp dân cư cĩ mức thu nhập thấp muốn học tập, đào tạo cao.

4. Về đào tạo và cơ cấu lao động theo chuyên mơn

Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơng tác đào tạo nghề ở ĐBSCL đã cĩ nhiều tiến bộ. Lực lượng cơng nhân kỹ thuật được đào tạo cĩ bằng cấp; trung học chuyên nghiệp; Cao đẳng - đại học tăng lên rõ rệt. Theo kết quảđiều tra thực trạng lao động việc làm năm 1996 và 1998, cho thấy: lực lượng cao đẳng và đại học tăng từ 96.096 người lên 134.914 người, tốc độ tăng bình quân 18%/năm (cả nước 16,6%/năm); cơng nhân kỹ thuật cĩ bằng tăng từ 61.614 người lên 72.812 người, tốc

độ tăng bình quân 8,7%/năm (cả nước giảm 0,14%/năm). Đặc biệt là cán bộ trên đại học tăng từ 597 người lên 1.372 người, gấp 2,3 lần.

So sánh với điều tra năm 1996, về cơ cấu, tuy lực lượng lao động khơng cĩ chuyên mơn giảm 0,21% nhưng số tuyệt đối tăng lên 453.854 người; lao động cĩ trình độ cao

đẳng và đại học tăng 38.818 người; trung học chuyên nghiệp tăng 29.197 người; lao

động cơng nhân kỹ thuật khơng cĩ bằng tăng 11.198 người; trên đai học tăng 775 người; trong khi đĩ: lao động sơ cấp giảm 21.854 người.

Tuy nhiên, so với lực lượng lao động, tỷ trọng của lực lượng lao động cĩ chuyên mơn cịn quá thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ lao động khơng cĩ chuyên mơn kỹ

thuật, quá cao: 92,2%; cả nước 86,7% (điều tra năm 1998).

Lao động cĩ đào tạo của vùng nĩi chung đều thấp hơn cả nước. Lao

động sơ cấp cĩ 0,7% (cả nước 1,5%); chuyên mơn kỹ thuật cĩ bằng: 0,9% (cả nước 2,2%); trình độ trung học chuyên nghiệp: 2,6% (cả nước 4,05%); trình độ cao

đẳng và đại học: 1,63% (cả nước 3%); trên đại học 0,02% (cả nước 0,08%).

Về cơ cấu lao động vẫn cịn chưa hợp lý giữa lao động sơ cấp với trung học chuyên nghiệp; và với cao đẳng - đại học.

Cơ sở đào tạo dạy nghề cịn thiếu và chưa đồng bộ; đặc biệt ở hệ đào tạo đại học cịn hạn chế: hiện nay Nhà nước mới cho phép thành lập thêm 2 trường Đại học trong tồn vùng (ở An Giang và Vĩnh Long), và chỉ cĩ 9 trường cao đẳng.

Đánh giá và đề nghị

Nguồn nhân lực ở ĐBSCL trong những năm vừa qua từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, một số tồn tại và thách thức:

Về số lượng, ĐBSCL là vùng kinh tế nơng nghiệp, với qui mơ dân số lớn do vậy, chính sách dân số và kế hoạch hĩa gia đình cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, nhằm

điều tiết mức tăng dân số phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong vùng và cả nước.

Về chất lượng, lực lượng lao động ở ĐBSCL tuy dồi dào, nhưng chất lượng thấp so với mặt bằng chung cả nước. Hơn nữa, sự mất cân đối giữa lao động cĩ đào tạo và lao động khơng đào tạo; giữa lao động cĩ trình độ sơ cấp và trình độ cao cấp; giữa

lao động trong các ngành, lĩnh vực là một trong những hạn chế khơng nhỏảnh hưởng

đến tổ chức sản xuất và năng suất lao động xã hội. Do vậy, cần cĩ những biện pháp thích hợp nhằm tăng nhanh hơn nữa tỷ lệ lao động qua đào tạo; và đào tạo cân đối lực lượng lao động.

ĐBSCL tuy là mảnh đất trù phú, nhưng chưa thực sự hấp dẫn lực lượng lao

động qua đào tạo và cĩ trình độ chuyên mơn giỏi ở lại làm việc và xây dựng cuộc sống. Nguyên nhân thứ nhất là đời sống kinh tế văn hố của vùng cịn thấp hơn so với các vùng khác; đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; do vậy, khơng tạo ra “lực hút”nội tại về vùng.Thứ hai là chính sách sử dụng cán bộ chưa thực sự khuyến khích lực lượng lao động đã qua đào tạo quay trở về quê hương sống và làm việc, cũng như những người ở những nơi khác về cơng tác tại vùng; điều này tạo ra một “lực đẩy” lực lượng lao động cĩ chất lượng cao đi ra khỏi vùng. Do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế xã hội trong vùng, nhằm giảm bớt khoảng cách tụt hậu so với các vùng khác; Đồng thời cĩ chính sách ưu đãi hợp lý lực lượng lao động cĩ chất lượng cao làm việc tại vùng; đặc biệt là những vùng xa, vùng sâu, vùng dân tộc và vùng kém phát triển.

Một phần của tài liệu BcDBSCuuLong912000 (Trang 103 - 106)