PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NỘI BỘ CÔNG TY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Trang 69 - 70)

1. Phân tích môi trường k i n h doanh

Môi trường kinh doanh là môi trường bao trùm lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế, bao gồm tổng thể các yếu tố chủ quan, khách quan vận động và tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường vĩ m ô và môi trường ngành.

Phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định và hiểu rõ các yếu tố trong môi trường kinh doanh, sự ảnh hưỏng của các yếu tố này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phán đoán xu thế vận động, phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định cơ hội, nguy cơ, lớy nó làm cơ sở để doanh nghiệp xác định cho mình chiến lược phát triển phù hợp.

1.1. Phàn tích môi trường vĩ m ô 1.1.1. Môi trường kinh tê:

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu cần phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suớt, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng trưởng khác nhau củanền kinh tế trong các giai

đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. K h i nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của Công ty. Mức lãi suớt quyết định đến mức cầu cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Lạm phát và vớn đề chống lạm phát

cũng là một nhân tố quan trọng cần xem xét và phân tích. Trên thực tế nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không thể làm chủ được. Lạm phát tăng lèn, các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư phát triển. Như vậy lạm phát cao là mối đe dọa đối với doanh nghiệp.

Khoa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh

Trong những năm vừa qua đã có nhiều thăng trầm và thử thách đối với mỗi chúng ta. Mặc dù, hiện nay nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm và bộc lộ nhiều bất ổn. Đặc biệt, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bạn, vốn được coi là những đầu tầu kinh tế thế giới, đang phại vật lộn với suy thoái, trì trệ biểu hiện qua hàng loạt các vụ bê bối về tài chính và gian lận thuế của những tên tuổi lớn như Enron, Worldcom, Athur Andersen...; thị trường tài chính chao đạo và an ninh thế giới cũng đang trong tình trạng bất ổn với nhiều vụ khủng bố đẫm máu...

Trong điều kiện khó khăn lớn tác động cạ trong nước và ngoài nước, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu hết sức khạ quan, duy trì được tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất trong khu vực, từ 4,8% năm 1999 lên 7,8% năm 2004.8

Lãi suất

Lãi suất quyết định mức cầu đối với sạn phẩm, dịch vụ của Công ty (Lãi suất thấp, người dân sẽ ít gửi tiền ngân hàng, tiêu dùng nhiều hơn, nghĩa là

phại rút tiền mặt và thanh toán hàng hóa, dịch vụ... nhiều, lượng giao dịch với các ngân hàng điện tử tăng), và quyết định mức chi phí về vốn, quyết định mức đầu tư (Lãi suất giạm, chi phí về vốn giạm, Còng ty sẽ vay nhiều tiền của ngân hàng và các tổ chức tài chính hơn để đầu tư mở rộng...)

Trong một nền kinh tế thị trường, lãi suất là một biến số kinh tế rất nhạy cạm, chịu nhiều tác động bởi các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước.

Diên biến lãi suất huy động V N Đ danh nghĩa từ 2000 đến 4/2005 cho thấy lãi suất biến động lúc tăng lúc giạm, nhưng xu hướng dao động nhỏ và có xu hướng tăng dẩn. Đáng chú ý nhất về diễn biến lãi suất trong 5 năm qua là biến động lãi suất 6 tháng đầu năm 2003 - đó có thể coi là điểm nóng thị trường tiền tệ năm 2003 (nhưng nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do các N H T M thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng nguồn vốn trung và dài hạn lên, giạm sự mất cân đối về kỳ hạn nên phại tăng lãi suất huy động) , và 6 tháng đầu năm 2005, lãi suất danh nghĩa trên thị trường tiền tệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược phát triển của công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)