8. Cấu trúc của luận văn
1.5.6. Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường
Điều kiện cơ sở vật chất tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy học môn Toán trong quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để giáo viên có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học môn Toán trong tiến trình dạy học của giáo viên.
Kết luận chƣơng 1
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày các khía cạnh lý luận cơ bản về quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học như: khái niệm về quản lý, dạy học và quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học;
Các khía cạnh lý luận về dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học gồm: Vị trí, vai trò môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tầm quan trọng của việc dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; nội dung; phương pháp; hình thức; phương thức kiểm tra, đánh giá dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học.
Vấn đề quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học bao gồm: Quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học; đổi mới phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học…
Việc quản lý dạy học môn Toán chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trong đó năng lực quản lý của hiệu trưởng, năng lực dạy học của giáo viên, tính tích cực học tập của học sinh là các yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định tới chất lượng dạy học môn Toán ở trường tiểu học.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở lý luận cần thiết để chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy học môn Toán và quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội, các trƣờng tiểu học và hoạt động dạy học môn Toán ở các trƣờng tiểu học của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và các trường tiểu học ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thành phố Yên Bái đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vục Kính tế - xã hội của Thành phố, có bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, an ninh chinh trí, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, dân chủ được phát huy. Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có chuyển biến rõ rệt, hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày được nâng lên.
Hiện nay Hệ thống trường lớp trên địa bàn Thành phố đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân các xã, phường. Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được duy trì, củng cố, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái tính đến tháng 12 năm 2020, toàn thành phố có 07 trường tiểu học độc lập; 06 trường tiểu học nằm trong trường trung học cơ sở. 100% trường tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở dạy học 2 buổi/ ngày. Ngành giáo dục Thành phố đã nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề, tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi đạt thành tích cao; có nhiều cán bộ quản lý và giáo viên có ý thức tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập đang được phát triển tốt.
Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, là một thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tiểu học có những khó khăn nhất định. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự hạn chế về môi trường giao tiếp xã hội của đa số học sinh miền núi, những yêu cầu, thách thức của việc đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học của Thành phố.
Theo số liệu từ nguồn Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Yên Bái, tính đến tháng 12/2020, các trường tiểu học độc lập có số lượng GV, HS tương ứng như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng CBQL, GV và HS ở các trƣờng tiểu học độc lập của thành phố Yên Bái (tính đến tháng 12/ 2020)
TT Tên trƣờng Số lƣợng HT và PHT Tổ trƣởng, tổ phó CM Giáo viên dạy môn Toán Tổng số học sinh Tổng số lớp 1 TH Nam Cường 02 04 14 300 10 2 TH Yên Ninh 03 06 24 699 20 3 TH Nguyễn Thái Học 03 10 45 1293 31 4 THCS Kim Đồng 03 10 29 864 22 5 TH Hồng Thái 03 10 27 744 20 6 TH Yên Thịnh 03 10 25 945 25 7 TH Nguyễn Phúc 02 10 18 485 15 Tổng 19 60 182 5330 143
2.1.2. Tình hình dạy học môn Toán ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Về đội ngũ giáo viên dạy môn Toán ở các trường tiểu học: Có thể hình dung về đội ngũ giáo viên dạy môn Toán ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy môn Toán ở các trƣờng tiểu học thành phố Yên Bái
TT Tên trƣờng Tổng số giáo viên Toán Trình độ giáo viên Đạt danh hiệu Giáo viên giỏi Trên chuẩn Chuẩn Dƣới chuẩn Cấp thành phố Cấp tỉnh 1 TH Nam Cường 14 0 14 0 4 2 2 TH Yên Ninh 24 0 24 0 6 1 3 TH Nguyễn Thái Học 45 0 45 0 10 4 4 THCS Kim Đồng 29 0 29 0 8 3 5 TH Hồng Thái 27 0 27 0 7 3 6 TH Yên Thịnh 25 0 25 0 6 2 7 TH Nguyễn Phúc 18 0 18 0 5 2 Tổng 182 0 182 0 46 17
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Yên Bái, tính đến tháng 12/2020)
Số liệu thống kê bảng 2.2 cho thấy tổng số giáo viên dạy môn Toán của 7 trường tiểu học là 182 đảm bảo đủ so với nhu cầu, 100% GV dạy môn Toán đạt chuẩn về trình độ, kết quả này cho thấy đội ngũ giáo viên toán trong các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Tuy nhiên nhiều giáo viên trình độ đạt chuẩn nhưng còn hạn chế về chuyên môn, ngại học hỏi, ngại đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Về công tác triển khai thực hiện dạy học môn Toán:
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về việc thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp tiểu học nói chung, môn Toán của cấp tiểu học nói riêng, phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố Yên Bái đã chỉ đạo triển khai kế hoạch dạy học môn toán tới các trường tiểu học trong toàn thành phố cụ thể: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực người học; chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học, tích cực vận dụng các kỹ thuật dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh, khuyến khích học sinh tìm ra kiến thức mới… Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập môn Toán của học sinh.
Bảng 2.3. Kết quả tập môn Toán của HS ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Năm học Tiêu chí Tổng số học sinh Tổng số HS đƣợc đánh giá Kết quả học tập môn Toán của HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành 2018 - 2019 Số lượng 9,030 9,029 4,294 4,543 192 Tỷ lệ 100.0 99.9 47.56 50.32 2.13 2019 - 2020 Số lượng 8,873 8,864 4,445 4,160 258 Tỷ lệ 100.0 99.9 50.15 46.93 2.91 SO SÁNH Số lượng 157 165 -151 383 -66 Tỷ lệ 0.09 -2.6 3.4 -0.8
Bảng 2.3 cho thấy, kết quả học tập môn Toán của HS các trường tiểu học thành phố Yên Bái còn hạn chế. Vẫn còn tỷ lệ HS chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tỷ lệ HS hoàn thành tốt chưa cao. Như vậy, trong thời gian tới, các trường tiểu học cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với dạy học môn Toán, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng về quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
2.2.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát:
* Đối tượng khảo sát:
Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và tổ phó chuyên môn) các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái: 35 người.
Giáo viên giảng dạy môn toán các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái: 50 người.
Bảng 2.4. Danh sách các trƣờng tiến hành khảo sát:
TT Tên trƣờng Số lƣợng HT và PHT Tổ trƣởng, tổ phó CM Giáo viên môn Toán Ghi chú 1 TH Nam Cường 02 04 10 2 TH Yên Ninh 03 04 10 3 TH Nguyễn Thái Học 03 05 10 4 THCS Kim Đồng 03 04 10 5 TH Hồng Thái 03 04 10 Tổng 14 21 50
* Nội dung khảo sát:
- Thực trạng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
* Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu:
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.
Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát trên CBQL và GV.
Sử dụng thang đo likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:
+ Với các lựa chọn: “rất quan trọng, tốt, rất hiệu quả, rất phù hợp, thường xuyên, ảnh hưởng nhiều”: 3 điểm
+ Với các lựa chọn: “quan trọng, đạt, hiệu quả, đôi khi, ảnh hưởng”: 2 điểm + Với các lựa chọn: “không quan trọng, chưa đạt, chưa hiệu quả, chưa thực hiện, không ảnh hưởng”: 1 điểm
Dựa trên điểm số thu được, chúng tôi tính ĐTB cho các nội dung khảo sát. Dựa trên ĐTB, chúng tôi quy ước:
+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.66: Mức thấp (không quan trọng, chưa đạt, chưa hiệu quả, chưa thực hiện, không ảnh hưởng);
+ 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.33: Mức trung bình (quan trọng, đạt, hiệu quả, đôi khi, ảnh hưởng);
+ 2.34 ≤ ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (rất quan trọng, tốt, rất hiệu quả, rất phù hợp, thường xuyên, ảnh hưởng nhiều).
2.3. Thực trạng dạy học môn Toán theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trƣờng tiểu học, thành phố Yên Bái
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái
Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học, chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 1 (phụ lục 1,2), kết quả thu được ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ tự Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Tự học, tính kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
34 40,0 48 56,5 3 3,5 2,36 3
2
Góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS
37 43,5 41 48,2 7 8,2 2,35 4
3
Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho HS: Năng lực tự chủ và tự học, năng
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ tự Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
4
Hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS (năng lực tính toán): Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
44 51,8 35 41,2 6 7,1 2,45 1
5
Phát triển ở HS khả năng thực hành vận dụng toán học để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn 37 43,5 44 51,8 4 4,7 2,39 2 6 Hình thành cho HS phương pháp học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu 34 40,0 47 55,3 4 4,7 2,35 5
Nhận xét bảng 2.5:
Bảng 2.5 cho thấy, nhìn chung, cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học ở mức rất quan trọng (với = 2,37). Trong đó:
Có 5/6 nội dung được đánh giá ở mức rất quan trọng, gồm các nội dung: 1,2,4,5,6. Điều này cho thấy, các khách thể điều tra đánh giá cao tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS (với = 2,45). Tiếp theo, phát triển ở HS khả năng thực hành vận dụng toán học để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn (với = 2,39); Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: Tự học, tính kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo (với = 2,36); Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu (với = 2,35 ) và góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh ( = 2,35).
Riêng nội dung số 3 (góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho HS) có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (quan trọng) với = 2,32.
Bảng 2.5 cũng cho thấy, vẫn còn 1 số ít GV chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua quan sát, trò chuyện với một số GV, chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân của điều này là do một số GV ở nhóm có tuổi đời cao thường ngại đổi mới, hạn chế về khả năng sử dụng công nghệ và tiếp cận với các phương pháp, kĩ thuật dạy