8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy
học, thành phố Yên Bái
Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học, chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 1 (phụ lục 1,2), kết quả thu được ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ tự Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Tự học, tính kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
34 40,0 48 56,5 3 3,5 2,36 3
2
Góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS
37 43,5 41 48,2 7 8,2 2,35 4
3
Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho HS: Năng lực tự chủ và tự học, năng
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ tự Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
4
Hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS (năng lực tính toán): Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
44 51,8 35 41,2 6 7,1 2,45 1
5
Phát triển ở HS khả năng thực hành vận dụng toán học để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn 37 43,5 44 51,8 4 4,7 2,39 2 6 Hình thành cho HS phương pháp học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu 34 40,0 47 55,3 4 4,7 2,35 5
Nhận xét bảng 2.5:
Bảng 2.5 cho thấy, nhìn chung, cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá về tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học ở mức rất quan trọng (với = 2,37). Trong đó:
Có 5/6 nội dung được đánh giá ở mức rất quan trọng, gồm các nội dung: 1,2,4,5,6. Điều này cho thấy, các khách thể điều tra đánh giá cao tầm quan trọng của dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS (với = 2,45). Tiếp theo, phát triển ở HS khả năng thực hành vận dụng toán học để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn (với = 2,39); Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: Tự học, tính kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo (với = 2,36); Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu (với = 2,35 ) và góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh ( = 2,35).
Riêng nội dung số 3 (góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho HS) có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (quan trọng) với = 2,32.
Bảng 2.5 cũng cho thấy, vẫn còn 1 số ít GV chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua quan sát, trò chuyện với một số GV, chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân của điều này là do một số GV ở nhóm có tuổi đời cao thường ngại đổi mới, hạn chế về khả năng sử dụng công nghệ và tiếp cận với các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
2.3.2. Thực trạng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái 2018 ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái
2.2.2.1. Nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường Tiểu học, thành phố Yên Bái
Để đánh giá thực trạng nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 2 (phụ lục 1,2) kết quả thu được ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung dạy học môn Toán theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các trƣờng tiểu học, thành phố Yên Bái
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ tự Tốt Đạt Chƣa đạt SL % SL % SL %
1 Các nội dung xây dựng
theo hướng mở 33 38,8 45 52,9 7 8,2 2,31 3 2
Các nội dung tích hợp và phân hóa theo hướng liên môn và xuyên môn
34 40,0 45 52,9 6 7,1 2,33 2
3 Các hoạt động thực hành
và trải nghiệm thực tiễn 30 35,3 45 52,9 10 11,8 2,24 4
4
Các nội dung cụ thể: Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
37 43,5 45 52,9 3 3,5 2,40 1
Điểm trung bình của nhóm 2,32
Nhận xét bảng 2.6:
Bảng 2.6 cho thấy, nhìn chung, các khách thể điều tra đánh giá nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường Tiểu học, thành phố Yên Bái được thực hiện ở mức trung bình (với = 2,32). Tuy nhiên, các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau. Cụ thể:
Nội dung có mức điểm đánh giá ở mức cao là nội dung số 4: “Các nội dung cụ thể: Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất” (với = 2,40). Sở dĩ nội dung này có mức điểm đánh giá cao là bởi vì, hầu hết các GV cho rằng đây là những kiến thức rất cơ bản, nền tảng đối với HS cấp tiểu học. Cô Nguyễn Thị H giáo viên trường tiểu học Nam Cường cho hay: “Với
các kiến thức về Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích giúp cho HS có công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của Toán học, của các lĩnh vực khoa học; kiến thức về Hình học và Đo lường giúp học sinh có thể suy luận, chứng minh các vấn đề toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học; kiến thức về Thống kê và Xác suất giúp các em có tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Những kiến thức này nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh”.
Các nội dung khác còn lại: 1,2,3 đều có mức điểm đánh giá ở mức trung bình (với mức điểm trung bình lần lượt là: = 2,34; = 2,31; = 2,33). Riêng nội dung “Các hoạt động thực hành và trải nghiệm thực tiễn” có mức điểm đánh giá thấp nhất, với = 2,24. Tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết, cũng giống như các môn học khác trong chương trình phổ thông 2018, môn Toán hướng tới phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Để phát triển năng lực này cho HS, các nội dung dạy học Toán cần được thực hiện thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm. Tuy nhiên, đây là nội dung dạy học còn rất mới trong chương trình, đòi hỏi GV vừa phải nắm vững chuyên môn, vừa phải có kỹ năng tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống ngoài lớp học cho HS một cách phù hợp. Trong khi đó nhiều GV tỏ ra lúng túng, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến mức độ thực hiện của GV đối với nội dung thực hành và trải nghiệm trong quá trình dạy học. Nhưng cũng nội dung dạy học môn toán thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm thực tiễn thì qua khảo sát và trao đổi với học sinh thì các đều tỏ ra rất thích thú, tôi hỏi vì sao thì các em đều nói rằng: “Các em được tham gia vào các hoạt động vừa rèn luyện được kĩ năng, vừa nhớ kiến thức rất lâu”. Đây cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi CBQL, GV phải đề ra các biện pháp để thực hiên dạy tốt nội dung này.
2.2.2.2. Phương pháp dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái
Để đánh giá phương pháp dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2), kết quả thu được ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về phƣơng pháp dạy học môn Toán theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các trƣờng tiểu học, thành phố Yên Bái
TT Phƣơng pháp
Ý kiến đánh giá (n= 85 )
Thứ bậc Rất hiệu
quả Hiệu quả
Không hiệu quả SL % SL % SL % 1 Phương pháp trực quan 27 31,8 53 62,4 5 5,9 2,26 6 2 Phương pháp gợi mở - vấn đáp 35 41,2 42 49,4 8 9,4 2,32 4 3 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 34 40,0 47 55,3 4 4,7 2,35 2 4 Phương pháp luyện tập - thực hành 37 43,5 43 50,6 5 5,9 2,38 1 5 Phương pháp giảng
giải - minh họa 28 32,9 52 61,2 5 5,9 2,27 5 6 Thảo luận nhóm 32 37,6 50 58,8 3 3,5 2,34 3
Điểm trung bình
của nhóm 2,32
Bảng 2.7 cho thấy, các khách thể điều tra đánh giá chung về tính hiệu quả của các phương pháp dạy học môn Toán ở mức trung bình (với = 2,32). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các phương pháp khác nhau trong bảng có sự khác nhau. Cụ thể, Có 2/6 phương pháp được đánh giá ở mức cao là phương
pháp luyện tập thực hành (với = 2,38); phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề (với = 2,35). Điều này cho thấy, trong quá trình dạy học Toán ở tiểu học, các GV đã vận dụng một cách đa dạng các phương pháp dạy học Toán học; trong đó chú trọng luyện tập - thực hành tại lớp (¾ tổng số tiết toán là luyện tập thực hành), gợi mở, nêu vấn đề, gắn kết kiến thức toán học với giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống hằng ngày của các em. Do vậy, nhiều HS khá hứng thú với môn Toán, không còn cảm giác sợ học môn Toán như trước đây.
Các phương pháp còn lại đều có mức điểm đánh giá ở mức trung bình, gồm: phương pháp thảo luận nhóm (với = 2,34); phương pháp gợi mở - vấn đáp (với = 2,32); phương pháp giảng giải - minh họa (với = 2,27); phương pháp trực quan (với = 2,26). Để tìm hiểu về điều này, chúng tôi tiến hành trò chuyện với một số CBQL và GV. Kết quả cho thấy, hầu hết các GV cho rằng, để sử dụng 3 phương pháp dạy Toán tích cực này, GV cần nắm vững một số yêu cầu nhất định. Chẳng hạn, đối phương pháp trực quan, phải có sự chuẩn bị đồ dùng trực quan công phu, đa dạng, phong phú; đối với phương pháp giảng giải - minh họa, GV không nên lạm dụng sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng chán nản cho HS…Tuy nhiên, khi sử dụng các phương pháp này nhiều GV chưa tuân thủ đúng các yêu cầu của từng phương pháp nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. Mặt khác, không ít GV ngại vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một bài giảng. Về điều này, cô giáo Trần Thị V.A giáo viên trường tiểu học Yên Ninh chia sẻ: “Một số GV, đặc biệt là những GV lớn tuổi, có tâm lý ngại đổi mới phương pháp dạy học, ngại vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một bài giảng, do vậy, nhiều trường hợp chưa kích thích được tư duy sáng tạo ở HS”…
2.2.2.3. Hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, thành phố Yên Bái
Để đánh giá hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường tiểu học, chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 4 (phụ lục 1,2), kết quả thu được ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức dạy học môn Toán theo chƣơng trình GDPT 2018 ở các trƣờng tiểu học, thành phố Yên Bái
TT Hình thức Ý kiến đánh giá (n= 85 ) Thứ bậc Rất phù hợp phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % 1 Dạy học cả lớp 36 42,4 49 57,6 0 0,0 2,42 1 2 Dạy học theo nhóm 33 38,8 49 57,6 3 3,5 2,35 2 3 Dạy học trực tuyến 25 29,4 54 63,5 6 7,1 2,22 7 4 Dạy học ở phòng học bộ môn 27 31,8 53 62,3 5 5,9 2,26 6 5 Dạy học tích hợp 31 36,5 51 61,2 3 2,4 2,33 4 6 Dạy học phân hóa 32 37,6 50 58,8 3 3,5 2,34 3
7 Dạy học theo hình thức trải nghiệm thực tiễn 28 32,9 52 61,2 5 5,9 2,27 5 Điểm trung bình của nhóm 2,31
Bảng 2.8 cho thấy, theo đánh giá của CBQL, GV, sự phù hợp của các hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái có mức điểm đánh giá ở mức trung bình ( = 2,31). Tuy nhiên các hình thức khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau. Cụ thể:
Những hình thức dạy học có mức điểm đánh giá ở mức cao gồm: Dạy học cả lớp ( = 2,42); Dạy học theo nhóm ( = 2,35 điểm). Tìm hiểu về điều này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số GV, thầy Đỗ Đức A giáo viên trường tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Các giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức dạy học
Trong 5 nội dung được khảo sát, nội dung số 3: “Tổ chức xét duyệt tính khoa học và phù hợp của các đề kiểm tra, đánh giá HS” có mức điểm đánh giá ở mức độ cao (với = 2,38). Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV và CBQL. Việc kiểm tra nghiêm túc và có chất lượng sẽ có tác động đến việc nâng cao năng lực tự học của HS, tạo niềm tin cho HS. Để làm được điều đó, công tác kiểm tra các hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS, trước hết là tính khoa học và phù hợp của các đề kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc. Tại các trường tiểu học, thành phố Yên Bái hiện nay, môn Toán được đánh giá bằng hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kì. Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra trên giấy, bài thực hành, dự án học tập. Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 35 phút đến 70 phút. Bên cạnh đó, dựa trên kế hoạch giảng dạy của GV, thời khóa biểu, CBQL biết được các lớp sẽ tiến hành kiểm tra khi nào. Các đề kiểm tra được Ban giám hiệu ở các trường xét duyệt và lưu giữ cẩn thận. GV ra đề kèm theo đáp án, biên bản thống nhất đề nộp về nhà trường theo qui định trước ngày thi kết thúc môn Toán.
Nội dung tiếp theo có mức điểm đánh giá ở mức độ cao là “Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá HS để tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy của GV”(với = 2,35). Điều này cho thấy, CBQL ở các trường tiểu học đã rất quan tâm đến ý nghĩa của kết quả kiểm tra, đánh giá HS.
Các nội dung còn lại 1,2,4 chỉ đạt mức điểm đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, nội dung 4 “Hướng dẫn GV khuyến khích HS tự nhận xét và tham gia vào nhận xét kết quả học tập của bạn cùng học; khuyến khích cha mẹ HS tham gia vào nhận xét, đánh giá HS” có mức điểm đánh giá thấp nhất, với = 2,26. Tìm hiểu về điều này chúng tôi được biết, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá để đánh giá năng lực HS
như đánh giá quá trình, đánh giá định kì. Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh. Đây là hình thức đánh giá khá mới mẻ so với phương pháp đánh giá hiện tại, nhất là cách thức đánh giá kết quả học tập lẫn nhau của HS, đánh giá của cha mẹ HS. Vì vậy, đây là nội dung mà nhiều GV tỏ ra lúng túng trong quá trình thực hiện.
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn Toán theo chƣơng