Khái quát chung về tổ chức, chương trình, dự án tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 26 - 34)

1.1.2.1. Khái niệm về tài chính vi mô, Tổ chức tài chính vi mô, chương trình, dự án tài chính vi mô

a. Khái niệm về tài chính vi mô.

Khái niệm tài chính vi mô (TCVM) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, khi ông Muhammad Yunus thành lập nên Ngân hàng Grameen, như là một thử nghiệm, ở vùng ngoại ô của Bangladesh. Kể từ khi đó, một vài tổ chức TCVM đã ra đời và đạt được thành công khi đến gần với những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy nhiên, phải đến khi Ủy ban Nobel trao cho Ngân hàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 “Vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”, TCVM mới thực sự thu hút được sự chú ý của thế giới và niềm tin vào khả năng chống lại đói nghèo.

Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp rất nhỏ”. Người nghèo cũng như tất cả mọi người, cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Chính vì thế, theo nghĩa rộng TCVM là việc tìm ra phương cách hiệu quả đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm TCVM.

Chương trình TCVM được triển khai tại Việt Nam từ năm 1987 thông qua kênh các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ để tiếp cận được với người nghèo. Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90, hoạt động TCVM phát triển nhanh chóng, các dịch vụ TCVM ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 21, hoạt động TCVM lại gặp nhiều khó khăn, nhiều chương trình, dự án TCVM lần lượt đóng cửa. Trong bối cảnh này, nhiều tổ chức đã nỗ lực tìm mọi cách để tồn tại và phát triển. Đến nay, các tổ chức

tham gia cung cấp dịch vụ TCVM được chia thành ba nhóm: chính thức, bán chính thức và phi chính thức.

- Nhóm chính thức: Theo thông lệ thế giới các tổ chức thuộc khu vực chính thức hoạt động trên cơ sở giấy phép do Ngân hàng Trung ương (NHTW) cấp, chịu sự quản lý và giám sát của NHTW. Ở Việt Nam, thị trường TCVM chính thức gồm hoạt động của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức TCVM được cấp phép.

- Nhóm bán chính thức bao gồm hoạt động của các tổ chức không thuộc đối tượng cấp phép hoạt động của NHTW. Việc cấp phép, quản lý hoạt động của khu vực này do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện, tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Ở Việt Nam, các tổ chức tham gia thị trường TCVM bán chính thức là các quỹ xã hội, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), những chương trình, dự án có cấu phần cung cấp dịch vụ TCVM. Các tổ chức đoàn thể, NGOs nước ngoài cũng là những đối tác tham gia cung cấp TCVM ở khu vực bán chính thức. Các tổ chức bán chính thức thực chất là các tổ chức được liên kết với các tổ chức quần chúng tại Việt Nam, là các cơ quan đại diện hợp pháp của Chính phủ trong quản lý, tài trợ và phối hợp các NGOs quốc tế để triển khai các chương trình TCVM. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Việt Nam là 3 tổ chức quần chúng đang quản lý nhiều chương trình tiết kiệm và vay vốn theo nhóm, triển khai các dự án TCVM do các NGOs tài trợ, kết nối khách hàng với Ngân hàng Chính sách Xã hội bằng các thỏa thuận hợp tác.

- Nhóm phi chính thức: Các tổ chức hoạt động trong khu vực phi chính thức là những tổ chức không đăng ký hoạt động theo các qui định của pháp luật, tồn tại trong hầu hết các làng xã, cũng như cộng đồng dân cư sống tại thành thị, nông thôn của Việt Nam. Các tổ chức này gồm các nhóm tiết kiệm và cho vay quay vòng (chơi Họ hay Hụi, Biêu, Phường).

Hệ thống cung cấp dịch vụ TCVM hiện nay bao gồm 3 nhóm: chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Mặc dù cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng

khách hàng, song hoạt động TCVM ở mỗi khu vực đang được điều chỉnh bởi các qui định pháp lý riêng biệt, chưa có sự thống nhất.

b. Khái niệm về tổ chức tài chính vi mô và chương trình, dự án tài chính vi mô Hiên nay, hoạt động TCVM ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh về mặt pháp luật theo Luật Các Tổ chức tín dụng và chủ yếu là Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; cụ thể:

- Khái niệm về Tổ chức tài chính vi mô: Theo Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 được quy định như sau:

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Từ khái niệm tổ chức TCVM có thể rút ra một số đặc điểm của tổ chức TCVM như sau:

(i) Đây là tổ chức chuyên về hoạt động tài chính vi mô;

(ii) Là tổ chức thuộc khu vực chính thức hoạt động trên cơ sở giấy phép do NHNN cấp, chịu sự quản lý và giám sát của NHNN;

(iii) Có cơ cấu tổ chức hoạt động chặt chẽ theo quy định của pháp luật như các TCTD khác;

(iv) Vốn pháp định khi thành lập phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định của pháp luật;

(v) Các hoạt động tài chính vi mô không bị hạn chế so với các chương trình, dự án TCVM (cụ thể xem tại Bảng 1.1 - So sánh hoạt động của tổ cức TCVM và Chương trình, dự án TCVM).

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 tổ chức TCVM được thành lập theo luật các TCTD như: Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm.

- Khái niệm về Chương trình, dự án tài chính vi mô: Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 được quy định như sau:

“Chương trình, dự án tài chính vi mô là chương trình, dự án hoạt động tài chính vi mô và một hoặc một số hoạt động khác theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tài chính vi mô, không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần tạo việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo”.

Từ khái niệm Chương trình, dự án TCVM có thể rút ra một số đặc điểm của Chương trình, dự án TCVM như sau:

(i) Đây là tổ chức chuyên về hoạt động tài chính vi mô;

(ii) Là tổ chức thuộc khu vực bán chính thức hoạt động trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký và triển khai thực hiện chương trình, dự án TCVM, chịu sự quản lý, giám sát của NHNN và các cơ quan quản lý khác tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô.

(iii) Có cơ cấu tổ chức hoạt động đơn giản hơn so với tổ chức TCVM;

(iv) Tại Quyết định 20/QĐ-TTg không quy định mức vốn pháp định tối thiểu phải có;

(v) Các hoạt động tài chính vi mô bị hạn chế hơn so với tổ chức TCVM (cụ thể xem tại Bảng - So sánh hoạt động của tổ cức TCVM và chương trình, dự án TCVM).

Nhận xét: Có thể thấy rằng tổ chức TCVM và chương trình, dự án TCVM về đặc điểm cơ bản là giống nhau; điểm khách biệt giữa tổ chức TCVM và Chương trình, dự án TCVM là: Văn bản pháp luật điều chỉnh, cơ cấu tổ chức hoạt động, phạm vi hoạt động TCVM…

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô

Cho đến nay sau nhiều thập kỷ phát triển, tài chính vi mô đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo vì sự phát triển cộng đồng tại các quốc gia trên thế giới. Giống như những quốc gia đang phát triển khác, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện kinh tế của những hộ lao động nghèo, những

người không thể nào tiếp cận được với những khoản vay từ các nguồn tín dụng chính thức. Theo thời gian, cơ chế hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM ở Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đó là những sự phát triển và giá trị được tạo ra cho xã hội không thể bàn cãi được mang lại từ hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

Mục tiêu hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM là cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho họ. Mục tiêu này dựa trên cơ sở thực tế, những người nghèo thường khó có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thức do một số rào cản, đặc biệt là không có tài sản thế chấp khi tiếp cận với dịch vụ tín dụng chính thức. Ngoài mục tiêu trực tiếp là tạo cơ hội cho những người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính của mình, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM còn hướng tới mục tiêu lâu dài là giúp các khách hàng của mình có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức.

Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù, vốn vay của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM không lớn như ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì những khoản vay này đến được với người nghèo trong thời điểm cần thiết nhất, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói.

Một khảo sát mới đây được Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá mức độ bền vững của các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM Việt Nam cho thấy, 90% đối tượng khảo sát bày tỏ sự hài lòng của mình khi vay vốn tại các tổ chức, chương trình, dự án TCVM vì sự thuận tiện và phù hợp với nhu cầu bản thân họ; 95,3% người được hỏi cho rằng, muốn được vay vốn từ các tổ

chức này. Những con số trên chứng tỏ nhu cầu vay vốn của nhiều dân nghèo từ các tổ chức tài chính vi mô là rất lớn.

Vì vậy, có thể thấy các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có vị trí, vai trò rất quan trọng và là tổ chức không thể thiếu chiến lược phát triển tài chính toàn diện của Việt Nam.

1.1.2.3. Các hoạt động cơ bản của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi

Theo quy định tại Quyết định 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 thì hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô về cơ bản các hoạt động của tổ chức TCVM và chương trình, dự án TCVM là giống nhau, riêng đối với chương trình, dự án TCVM một số hoạt động bị thu hẹp hơn, điều kiện cho vay đơn giản hơn, cụ thể được phản ánh qua Bảng 1.1:

Bảng 1.1: So sánh hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và chương trình, dự án tài chính vi mô

Tiêu chí Tổ chức TCVM Chương trình, dự án TCVM

1. Huy động vốn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện;

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng nguồn vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô.

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại của chính phủ, tổ chức, cá nhân trong

nước và nước ngoài. 2. Cho vay - Tổng dư nợ cho vay đối với một

khách hàng của tổ chức TCVM tối đa không quá 50 triệu đồng và phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng TCVM trong tổng dư nợ tối thiểu 90%. - Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng khác không quá 100 triệu đồng.

- Điều kiện cho vay:

+ Khách hàng tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có phương án sử dụng vốn khả thi.

+ Có khả năng tài chính để trả nợ. Việc cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh của nhóm khách hàng tài chính vi mô;

+ Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng tối đa không quá 50 triệu đồng.

- Điều kiện cho vay:

+ Khách hàng tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Việc cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh của nhóm khách hàng tài chính vi mô;

3. Hoạt động khác

- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn; - Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm. - Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;

- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;

- Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Nhận ủy thác cho vay vốn; - Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm. - Tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho khách hàng tài chính vi mô các kiến thức liên quan đến sử dụng vốn vay, sản xuất, kinh doanh, đời sống, xã hội, môi trường…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 26 - 34)