Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 104 - 117)

- Ban hành quy định về quản lý đối với các ngồn vốn ngân sách của địa phương, vốn nhận bàn giao từ các tổ chức phi chính phủ, vốn nhận việc trợ dùng để góp vốn vào các tổ chức chức TCVM, thành lập các chương trình, dự án TCVM và giao cho một sở của tỉnh đầu mối quản lý. Hiện nay công tác quản lý đối với những nguồn vốn này chưa được quan tâm và quản lý chưa được chặt chẽ. Hiện tại, đang giao cho UBND các huyện hoặc Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh quản lý. Dẫn đến đã xẩy ra trong thực tế, ban lãnh đạo của UBND tỉnh, các huyện thường xuyên luân chuyển, thay đổi do đó không nắm được đây là nguồn vốn của mình mà vẫn tưởng là nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ chưa bàn giao cho UBND tỉnh, huyện.

- Có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố có tổ chức, chương trình, dự án TCVM tăng cường công tác quản lý nhà nước, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với hoạt động các tổ chức, chương trình, dự án TCVM; bên cạnh đó các huyện, thành phố hàng năm có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động và tính hiệu quả xã hội đối với của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM được giao quản lý. Trên cơ sở đó để có phương hướng tiếp tục mở rộng, hay thu hẹp hoạt động hoặc chuyển sang huyện khác đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chỉ đạo các vụ, cục và các đơn vị có liên quan đẩy tiến độ công việc được. Bởi vì, trong kế hoạch hành động của ngành đã xác định các nhiệm vụ công việc cần triển khai để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM; tuy nhiên trong thời gian qua việc triển khai rất chậm. Do đó, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ các công việc sau:

+ Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

+ Hoàn thiện quy định, quy chế về an toàn hoạt động TCVM; hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với các tổ chức TCVM; hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức TCVM và các loại giấy phép hoạt động khác;

+ Hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

+ Hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, hình thành các cơ sở đào tạo về TCVM, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và thành lập Hiệp hội TCVM.

- Hoàn thiện phần mềm giám sát từ xa đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM với nhiều tính năng, nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác và lưu trữ số liệu của NHNN các chi nhánh.

- Về công tác đào tạo: Cần tăng cường mở các lớp đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ thanh tra (cả thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa cũng như đào tạo các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra, giới thiệu, hướng dẫn về thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM). Mời các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và thông lệ hoạt động TCVM, các đối tác tham gia vào TCVM và giữa cơ quan quản lý với các tổ chức hoạt động TCVM,….

KẾT LUẬN

Với 30 năm xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động, hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu được nhiều thành tích ấn tượng; góp phần tích cực ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn đã và đang

khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn cũng còn nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp củng cố, chẩn chỉnh kịp thời.

Thông qua việc quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La đối với các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, các rủi ro có thể xẩy ra, giúp các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động an toàn, bền vững và theo đúng định hướng.

Trên cơ sở nghiên cứ thực tế, bám sát phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:

1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý nhà nước của NHNN đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Trong đó các nội dung trọng tâm là khẳng định sự cần thiết về quản lý nhà nước của NHNN đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý của chi nhánh NHNN tỉnh Sơn La đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Trên cơ sở đó xác định rõ những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế và từ đó chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế này.

3. Để hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM dần đi vào nền nếp, ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn: Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành; nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát; sử dụng hiệu quả công cụ xử phạt; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ công tác đào tạo cho đội ngũ nhân sự của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM… Đồng thời, Luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính

Phủ, UBND tỉnh Sơn La, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM là một vấn đề mới và có phạm vi đối tượng rộng. Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, tác giả chỉ đề cập một số nội dung cơ bản mà chưa đi sâu nghiên cứu được đầy đủ mọi khía cạnh của đề tài. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của toàn thể các bạn quan tâm đến đề tài nghiên cứu này để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo và Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thày giáo hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Hoàng Long để tác giả hoàn thành được Luận văn này.

chính sách (năm 2019), do Nhóm công tác Tài chính Vi mô Việt Nam (VMFWG).

2. Chính phủ (2014), Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chính phủ (2017), Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4. Chính phủ (2019), Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (năm 2019) Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam

(kỷ yếu do Viện Chiến Lược Ngân hàng và Vụ Hợp Tác quốc tê của Ngân hàng Nhà nước biên soạn).

6. Lê Thanh Tâm (2008), Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam,

Luận án tiến sĩ.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 33/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2017,

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Việt Nam quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 10/2019/TT-NHNN ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2019.

13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 19/2019/TT-NHNN ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo Tổng hợp kết quả thanh tra các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô năm 2017, Sơn La.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô năm 2017, nhiệm vụ cơ bản năm 2018 (Báo cáo phục vụ Hội nghị giao ban các các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn), Sơn La.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La (2018), Báo cáo Tổng hợp kết quả thanh tra các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô năm 2018, Sơn La.

17.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La (2018), Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô năm 2018, nhiệm vụ cơ bản năm 2019 (Báo cáo phục vụ Hội nghị giao ban các các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn), Sơn La.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo Tổng hợp kết quả thanh tra các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô năm 2019, Sơn La.

năm 2019, nhiệm vụ cơ bản năm 2020 (Báo cáo phục vụ Hội nghị giao ban các các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn), Sơn La.

20. Nguyễn Đức Hải (năm 2012) Nghiên cứu về phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học Viện Ngân Hàng.

21. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (năm 2013) Nghiên cứu hệ thống về sự bền vững hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.

22. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai (năm 2011) Nghiên cứu về tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh, Nhà xuất bản thống kê.

23.Nguyễn Quỳnh Phương (năm 2017) nghiên cứu về phát triển hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Thương Mại.

24. Nguyễn Thị Hà (năm 2016) nghiên cứu về sự phát triển của tổ chức tài chính vi mô tránh nhiêm hữu hạn một thành viên tình thương (TYM) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế, Đạo học Quốc giá Hà Nội.

25. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Quốc hội (2017), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

26. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

27.Thanh tra Chính Phủ (2014), Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

28. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 về Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.

và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

30. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 20/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 về Quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. 31. Website: - www.sbv.gov.vn - www.thitruongtaichinhtiente.vn - www.tapchitaichinh.vn - www.citigroup.com - www.tapchicongthuong.vn - www.tapchinganhang.com.vn - www.thoibaonganhang.vn - www.microfinance.vn

Xin chào Anh/Chị !

Tôi là học viên thuộc Lớp Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế, Khóa 24S, Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài về “Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi cần sự giúp đỡ của các anh/chị là những người đã và đang trực tiếp thực hiện các công việc quản lý đối với các tổ chức, chương trình dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tôi cũng xin được nói thêm rằng không có câu trả lời nào được xem là đúng hay sai, mọi ý kiến của anh/chị đều giúp ích cho nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin cam kết rằng những thông tin cá nhân (nếu có) của anh/chị sẽ được xử lý bằng các phương pháp thống kê mà không xuất hiện trong bài viết. Nếu anh/chị có bất kỳ thắc mắc gì về nghiên cứu xin vui lòng liên hệ với tôi qua email: trinhcongvan.vtv@gmail.com

CÂU HỎI PHỎNG VẤN: 1. Đối với Lãnh đạo UBND Tỉnh

Câu hỏi: Anh/chị hãy cho biết định hướng phát triển và quản lý nhà nước của UBND tỉnh Sơn La đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn trong thời gian tới?

2. Đối với Công chức NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La

- Câu hỏi 1: Theo anh/chị có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn?

- Câu hỏi 2: Anh/chị đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn?

nhánh tỉnh Sơn La cần phải có những giải pháp gì?

3. Đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

- Câu hỏi 1: Anh/chị đánh giá thế nào về công tác quản lý của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 104 - 117)