Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 48 - 77)

1.3.2.1 Quan hệ của Ngân hàng Nhà nước với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Mối quan hệ của NHNN với với cấp ủy, chính quyền địa phương được NHNN giao cho chi nhánh của mình được thành lập tại tỉnh. Do đó, quan hệ NHNN chi nhánh cấp tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phương theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, NHNN chi nhánh là đơn vị tương đương cấp sở và tham mưu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối, đặc biệt là vấn đề giải quyết vướng mắc trong quan hệ vay vốn giữa TCTD, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM với khách hàng để có thể đẩy mạnh đầu tư vốn có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, NHNN chi nhánh tham gia cùng các sở, ban ngành triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch lớn của tỉnh có liên quan đến hoạt động vĩ mô ngân hàng. Mối quan hệ này cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên. Nhưng thực tế quan hệ giữa NHNN chi nhánh với cấp ủy, chính quyền địa phương chưa được rõ ràng, mang nặng tính hành chính địa phương, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính độc lập của NHNN chi nhánh.

Vì là cơ quan trực thuộc Chính phủ, trên nguyên tắc NHNN chi nhánh và chính quyền địa phương đều triển khai chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và Quốc hội. Trong từng thời kỳ, Chính phủ và Quốc hội đưa ra những quyết sách như ưu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội hay hỗ trợ phát triển kinh tế mà NHNN đưa ra những giải pháp khác nhau dựa trên những công cụ mà NHNN được sử dụng. NHNN chi nhánh và chính quyền địa phương đều thực hiện mục tiêu chung đó. Tuy nhiên, chính quyền địa phương khi đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó lại thường xây dựng theo ý kiến chủ quan không tham khảo ý kiến của NHNN chi nhánh, thậm chí có những trường hợp áp đặt các chỉ tiêu đối với ngành ngân hàng trên địa bàn bắt buộc phải thực hiện như phải cho tổ chức/cá nhân vay trong khi đó có nhiều tổ chức/cá nhân không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn... Kết quả là, hoạt động của NHNN chi nhánh luôn phải chịu phụ thuộc vì phải điều chỉnh để thực hiện cùng lúc mục tiêu của cấp ủy, chính quyền tỉnh và của NHNN đưa ra.

1.3.2.2. Cơ chế tài chính của Nhà nước

Cơ chế tài chính của NHNN thực hiện theo cơ chế khoán định mức hoạt động từng năm do Bộ Tài chính duyệt, trên cơ sở đó NHNN khoán định mức hoạt động cho các vụ, cục, NHNN tỉnh và các đơn vị trực thuộc NHNN. Tiền lương và chế độ đãi ngộ theo thang bảng lương và các quy định chung đối với cán bộ công chức của Nhà nước.

Sự không độc lập về mặt tài chính của NHTW là cản trở lớn trong việc thực hiện công tác QLNN của NHNN nói chung và NHNN chi nhánh tỉnh nói riêng, bởi vì việc đãi ngộ cho người lao động hạn chế so với các chi nhánh TCTD nên trong bộ máy tất yếu thiếu chuyên gia giỏi, thiếu cán bộ công chức giỏi do tình trạng chuyển công tác, xin nghỉ... Cơ chế tiền lương và chế độ đãi ngộ cán bộ chưa dựa trên cơ sở định lượng, cán bộ làm được việc và cán bộ không làm được việc có cùng mức lương nên không khuyến khích cán bộ công chức tận tâm với công việc, làm hạn chế vai trò QLNN của NHNN nói chung và NHNN chi nhánh nói riêng.

1.3.2.3. Hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô a. Công nghệ ngân hàng

Các Ngân hàng và NHNN có điều kiện áp dụng công nghệ ngân hàng mới, các nghiệp vụ được cải tiến. Ngược lại, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM còn sử dụng công nghệ lạc hậu, phần mềm bất cập hoặc nhiều chương trình dự án TCVM không có phần mềm theo dõi và quản lý, dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của NHNN, nhất là trong công tác báo cáo thống kê. Điều này dẫn đến công tác điều hành của NHNN thường thiếu đồng bộ, chia tách các tổ chức, chương trình, dự án TCVM thành nhiều nhóm khác nhau.

b. Cạnh tranh giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô với các tổ chức tín dụng

Trong những năm qua, thị trường tài chính vi mô tham gia ngày càng nhiều của các TCTD, bện cạnh sự tham gia của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, đã xuất hiện rất nhiều các Ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty tài chính vào phân khúc thị trường

này. Với sự nhập cuộc nhanh chóng, ồ ạt của TCTD đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cùng với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong những năm gần đây nổi lên bao gồm cạnh tranh về thị phần, chạy đua lãi suất, cạnh tranh về khách hàng và dịch vụ ngân hàng… Trước áp lực đó các tổ chức, chương trình, dự án TCVM đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, chất lượng tín dụng giảm sút, nhiều các tổ chức, chương trình, dự án TCVM vi phạm quy định về QLNN trong tiền tệ và hoạt động ngân hàng, không chấp hành các quy định chung. Việc xử lý của các NHNN chi nhánh thường chậm do phải chờ hướng dẫn của NHNN, ảnh hưởng đến công tác QLNN của NHNN chi nhánh.

c. Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Tuân thủ pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM là một trong những vấn đề quan trọng tác động đến vai trò QLNN của NHNN. Điều này xuất phát từ sự chủ động của các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong việc thực hiện các quy định chung, các tổ chức, chương trình, dự án TCVM tuân thủ tốt các quy định thì hiệu quả QLNN của NHNN càng cao và ngược lại.

1.3.2.4. Các yếu tố môi trường vĩ mô

Ngoài các nhân tố trên, hoạt động quản lý của NHNN đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như môi trường chính trị, môi trường kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập,… tùy thuộc vào từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH SƠN LA

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Ngân hàng Sơn La là một trong những Ngân hàng được Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sớm đặt nền móng cho hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Bắc. Tháng 09/1952 (sau hơn một năm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập), Đại lý Ngân hàng Sơn La được thành lập - (đây là tổ chức tiền thân của Ngân hàng Sơn La ngày nay). Lúc đó Đại lý Ngân hàng chỉ có 6 cán bộ, do đồng chí Phạm Quốc Lương - Tỉnh uỷ viên được cử làm Trưởng đại lý. Lực lượng cán bộ rất ít nhưng với sự nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, Đại lý đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu hồi tiền địch ở những vùng mới giải phóng, phát hành tiền Ngân hàng, chiếm lĩnh trận địa tiền tệ, cấp phát chi tiêu cho các đơn vị quân đội, phục vụ kịp thời chiến dịch Nà Sản và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cho vay vận tiêu, tổ chức giao lưu hàng hoá, cho vay vùng mới giải phóng để nhân dân có tiền mua trâu cày, nông cụ, khôi phục và phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống .

Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng, Ngân hàng Khu Tây Bắc được giải thể và ngày 01/01/1963, Ngân hàng tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại với tổng số cán bộ là 68 người. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và NHTW, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. Hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước (từ năm 1986), hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới

về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Công ty kinh doanh Vàng bạc đá quý, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 07 chi nhánh Ngân hàng thương mại, ngoài ra còn có chi nhánh Ngân hàng chính sách - xã hội, chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 08 Quỹ tín dụng nhân dân, 01 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô và 06 chương trình dự án TCVM, hoạt động với mạng lưới rộng khắp tại 12/12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La với hơn 352 điểm giao dịch, hơn 1.500 công chức, viên chức và người lao động tham gia hoạt động nghiệp vụ.

(Nguồn từ Kỷ yếu kỷ niệm Ngành ngân hàng Sơn La năm 2018 và Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh năm 2019)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La:

Căn cứ Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 116/QĐ-SLA1 ngày 30/8/2017, trong đó quy định nhiệm vụ của các Phòng thuộc chi nhánh.

Đến thời điểm 31/12/2019, tổng số có 37 công chức, cơ cấu gồm Ban Giám đốc (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) và 04 phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính; Thanh tra, giám sát ngân hàng; và Phòng Kế toán - Thanh toán.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Nguồn: cơ cấu tổ chức bộ máy NHNNCN theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017 của Thống đốc NHNN và Quyết định số 125/QĐ-SLA1 ngày 19/9/2017 của Giám đốc NHNN CN.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh quy định cụ thể dựa trên cơ sở hướng dẫn của NHNN và điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động, quản lý.

Theo quyết định này, TTGSNH chi nhánh chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các TCTD nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Thanh tra, giám sát ngân hàng vừa là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc NHNN chi nhánh thực hiện việc cấp phép hoạt động, hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La.

TTGSNH chi nhánh tỉnh Sơn La hiện nay biên chế có 12 công chức bao gồm 01 Chánh Thanh tra; 03 Phó Chánh thanh tra, 08 công chức thanh tra. Trong đó, Chánh thanh tra phụ trách chung, 01 Phó Chánh thanh tra phụ trách công tác giám

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ Phòng Tiền tệ Kho quỹ và Hành chính Phòng Kế toán - Thanh toán Thanh tra, giám

sát từ xa và công tác cấp phép, 02 Phó chánh thanh tra phụ trách công tác thanh tra tại chỗ đối với chi nhánh TCTD và tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Hiện tại, trong tổng số 12 công chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng có 02 Thanh tra viên chính; 08 thanh tra viên và 02 chuyên viên; 08 nam và 04 nữ. Với lực lượng biên chế hiện tại Thanh tra, giám sát chi nhánh mới chỉ thực hiện cơ cấu bộ máy thành một bộ phận phụ trách giám sát từ xa và một bộ phận phụ trách thanh tra tại chỗ toàn bộ các TCTD, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Do biên chế có hạn, số lượng tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn ít nên không có riêng một bộ phận chuyên thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

Bên cạnh việc bổ sung về số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra cũng được nâng lên và quan tâm đúng mức. Tính đến cuối năm 2019, số lượng cán bộ thanh tra có trình độ đại học là 100% và được đào tạo bài bản từ các trường đại học lớn trong nước như Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính,... Nhìn chung, cán bộ thanh tra có tuổi đời khá trẻ (8/12 cán bộ có tuổi đời từ 25 đến 42), rất năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Hàng năm, đội ngũ cán bộ thanh tra đều được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra; chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, kế toán - thanh toán, ngoại hối, giám định tư pháp…; các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra như ngoại ngữ, vi tính, kiểm toán…để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao trong công tác thanh tra.

2.1.3. Khái quát hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định: NHNN chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật. NHNN chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo ủy quyền của Thống đốc.

NHNN chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật với các nội dung sau:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc NHNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các TCTD, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn;

- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc NHNN trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng;

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 48 - 77)