Tăng cường phối kết hợp của Ngân hàng Nhà nước ch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 101 - 103)

Sơn La với các cơ quan quản lý có liên quan trong quản lý các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn

Trong những năm qua NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La đã chủ động phối hơp với chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn, bước đầu đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên để công tác phối hợp này có hiệu quả cao hơn thì chi nhánh cần thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất: Thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ mà được UBND tỉnh giao trong các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; với nhiệm vụ được giao là đầu mối phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện/thành phố trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Hàng năm, chi nhánh xây dựng Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn để UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có thành phần đoàn kiểm tra, bao gồm có các thành viên của các sở, ban ngành, UBND các huyện/thành phố. Điều này rất có hiệu quả trong công tác QLNN, đồng thời cũng là một cách để các sở, ban ngành, UBND các huyện/thành phố hiểu hơn về hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM và sẽ có trách nhiệm hơn

trong công tác QLNN và họ sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động hiểu quả hơn.

Thứ hai: Ngay từ đầu năm, gửi văn bản đôn đốc cho các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch năm thực hiện nhiệm vụ theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh giao liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn. Đồng thời đề nghị các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện trong năm về NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, NHNN chi nhánh không được nể nang mà phải có báo cáo UBND tỉnh, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với từng sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, và các đơn vị cá nhân có liên quan (đơn vị nào làm tốt, đơn vị nào chưa tốt, đơn vị nào không làm) để UBND nắm và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Thứ ba: Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động QLNN đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn; thành phần mời có lãnh đạo UBND tỉnh (trù trì hội nghị); đại diện lãnh đạo và chuyên viên giúp việc của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố;... Tổ chức hội nghị nhằm mục đích tổng kết đánh giá lại một năm thực hiện nhiệm vụ, xem đã làm được những gì, những gì chưa làm được và xác định nguyên nhân, từ đó xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm tới. Nếu làm tốt việc này, nó sẽ tạo sự gắn kết giữa chi nhánh với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong xử lý công việc nói chung và trong công tác QLNN đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn nói riêng.

Thứ tư: Trong xử lý các kiến nghị, các vướng mắc phát sinh liên quan đến các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Tùy theo các tình huống cụ thể, NHNN chi nhánh có thể cử lãnh đạo hoặc chuyên viên của NHNN chi nhánh đến làm việc hoặc trao đổi qua điện thoại với lãnh đạo hoặc chuyên viên của UBND tỉnh, các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố để thống nhất các nội dung xử lý các kiến nghị, các vướng mắc trước khi ban hành văn bản chính thức. Nếu thực hiện tốt điều này

thì sẽ hạn chế các xung đột trong xử lý các kiến nghị, các vướng mắc phát giữa chính quyền địa phương các cấp với NHNN chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 101 - 103)