Định hướng hoàn thiện quản lý của UBND tỉnh Sơn La đố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 83 - 86)

SƠN LA

3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý của UBND tỉnh Sơn La đối vớicác tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là 14.174 km2, dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em, nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa với 250 km đường biên giới Lào. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 ước tăng 6,18%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, ước thực hiện năm 2020, tổng sản phẩm GRDP (theo giá hiện hành) đạt 55.590 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với năm 2015, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 43,9 triệu đồng/người/năm, tăng 13 triệu đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng: Tỷ trọng trong GRDP: Khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2015 lên 39,2% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,9% năm 2015 lên 30,5% vào năm 2020; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,3% năm 2015 xuống còn 22,3% năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được thì Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, thách thức còn đặt ra như: Tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; cơ sở, kết cấu hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; nhu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, trong khi

nguồn lực còn hạn hẹp; quy mô và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế còn hạn chế; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình thời tiết, dịch bệnh luôn có những diễn biến phức tạp; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất; ô nhiễm môi trường còn gia tăng ở một số nơi; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao năm 2019 là 22,44%,... cần tiếp tục quan tâm tập trung giải quyết.

Để vượt qua những khó khăn, thách thức, trong năm năm tới (từ năm 2020 – 2025) Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La đặt mục tiêu: Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng phát triển du lịch; tiếp tục xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, nguồn nước, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn và biên cương của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh bình quân 5 năm đạt khoảng 7,5%/năm; GRDP bình quân đến năm 2025 đạt 59,5 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 120.000 tỷ đồng; tập trung nguồn lực để giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 bình quân 2,5-3%/năm,...

Bên cạnh đó, để huy động mọi nguồn cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo, tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mục tiêu của kế hoạch triển khai thực hiện đạt ra: Bảo đảm cho mọi người dân và doanh nghiệp đặc biệt là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ tài chính (như người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác); các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản (do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có tránh nhiệm và bền vững, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế tín dụng đen. Song song với đó, tại kế hoạch hành động cũng xác định vai trò quan trọng của các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo; đồng thời cũng nhấn mạnh cần phải tăng cường quản lý đối với các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn trong thời gian tới, cụ thể:

(i) Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô phát triển đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ.

(ii) Hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực tài chính trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mô. Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô phát triển. (iii) Lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

(iv) Thực hiện tốt việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô để các tổ chức này hoạt động theo đúng mục tiêu tôn chỉ.

Với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới, có thể thấy tỉnh Sơn La đã xác định cần huy động một lượng vốn rất lớn

để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, trong đó xác định sự cần thiết đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững; đồng thời cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển và tăng cương công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 83 - 86)