Nội dung quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 35 - 42)

chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, mà hiện nay chức năng này do Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN đảm nhận và hệ thống ngành dọc gồm 63 NHNN chi nhánh.

Đối với hoạt động quản lý các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn các tỉnh, thành phố Ngân hàng Nhà nước quản lý chủ yếu thông qua các chi nhánh NHNN cấp tỉnh. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (NHNN chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc, Giám đốc NHNN chi nhánh nhân danh Thống đốc có một số nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện một số công việc nhất định liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể về việc này, Thống đốc ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các NHNN chi nhánh, trong đó quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chi nhánh, Giám đốc và các Phòng chuyên đề (Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/08/2017).

Theo đó, NHNN chi nhánh có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu về pháp luật, chính sách, kế hoạch để QLNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở tầm vĩ mô cho NHNN và chính quyền địa phương. Đồng thời NHNN chi nhánh thực hiện QLNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, được sử dụng các công cụ thanh tra, kiểm tra của NHNN đối với các hoạt động ngân hàng tại địa phương.

Như vậy, ta có thể thấy hoạt động hoạt động quản lý các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn các tỉnh/thành phố của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu giao cho NHNN chi nhánh thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính theo sự ủy quyền của Thống đốc. Do đó công tác quản lý đối với hệ thống các tổ chức, chương trình dự án TCVM trên địa bàn cấp tỉnh của NHNN có nhiều nội dung nhưng chủ yếu được thể hiện ở một số nội dung sau:

1.2.2.1. Hoạt động xây dựng các văn bản, quy định quản lý các hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý. Song song với đó là ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với công tác nghiên cứu, ban hành hoặc tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý, công tác phổ biến, triển khai văn bản cũng được Ngân hàng Nhà nước hết sức quan tâm. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các vụ, cục, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức, triển khai thực hiện công tác phổ biến, triển khai văn bản quy phạm pháp luật, đây là nhiệm vụ thường xuyên và xuyên suốt của các các vụ, cục, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc NHNN.

nghiên cứu, tham mưu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về cơ chế, chính sách, quy chế áp dụng cho các tổ chức, chương trình dự án TCVM. Nhiệm vụ được giao của các NHNN chi nhánh là chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến và kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh, thành phố được giao quản lý. Thông qua nhiều hình thức như sao chụp văn bản, tổ chức tập huấn, truyền tin, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện… Hệ thống văn bản pháp luật của ngành, của nhà nước đã được truyền tải một cách rõ ràng và đầy đủ tới các tổ chức, chương trình dự án TCVM trong cả nước, qua đó giúp cán bộ tại các tổ chức, chương trình dự án TCVM hiểu và nâng cao có ý thức chấp hành pháp luật, đưa hoạt động của tổ chức đi đúng hành lang pháp lý, hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Đồng thời, NHNN chi nhánh cũng là đơn vị làm đầu mối tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng, ban hành các văn bản về hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn.

1.2.2.2. Quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động đối với các tổ chức tài chính vi mô và cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 của Thủ tướng Chính Phủ, Điều 4 Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 và Điều 4 Thông tư số 19/2019/TT-NHNN ngày 05/11/2019 của NHNN đã quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình dự án TCVM. Theo đó:

(i) Thống đốc NHNN ra quyết định cấp, thu hồi giấy phép đối với tổ chức TCVM và chấp nhận thành lập, chấp dứt thành lập, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và đơn vị sự nghiệp của tổ chức TCVM; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án TCVM có địa bàn hoạt động từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và các chương trình, dự án TCVM do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trực tiếp thực hiện.

(ii) Giám đốc NHNN chi nhánh chi nhánh chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức TCVM và chấp thuận việc tự nguyện chấm dứt, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức TCVM; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án TCVM có địa bàn hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.2.2.3. Hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô

Công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô nói riêng của NHNN có bộ phận chuyên trách và được tổ chức có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Tại trung ương có Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (CQTTGSNH); tại 63 tỉnh, thành phố có Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN chi nhánh (TTGSNH chi nhánh).

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương tổng cục, trực thuộc NHNN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức TCVM, các chương trình, dự án TCVM, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc NHNN.

Đối với các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng tại mỗi địa phương chịu sự thanh tra, giám sát trực tiếp của TTGSNH chi nhánh thuộc bộ máy NHNN chi nhánh. Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu cho Giám đốc NHNN chi nhánh về tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của CQTTGSNH.

Theo đó, đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng, TTGSNH chi nhánh có trách nhiệm:

- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp (thanh tra tại chỗ) đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn theo định kỳ, đột xuất. Công tác thanh tra hiện nay chủ yếu là đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM đối với các quy định của luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó hoạt động của thanh tra hướng vào các vấn đề trọng tâm: quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo an toàn vốn, tài sản, an toàn kho quỹ, xử lý nợ quá hạn, quản lý tài chính,... Qua đó có thể thấy được toàn bộ những ưu nhược điểm và tồn tại trong công tác chấp hành những cơ chế, quy chế, luật pháp, đánh giá tình trạng của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra đã yêu cầu các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM kịp thời chỉnh sửa, khắc phục các tồn tại, vi phạm và phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động

- TTGSNH chi nhánh cũng thực hiện việc giám sát hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM thông qua hệ thống thông tin báo cáo, chương trình giám sát từ xa. Nội dung giám sát chủ yếu là việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Thông qua giám sát, yêu cầu các các tổ chức, chương trình, dự án TCVM có biện pháp đảm bảo duy trì các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản Có. Hiện nay hoạt động giám sát từ xa được tiến hành hàng tháng và được thực hiện qua mạng máy tính, kết quả hoạt động giám sát từ xa còn có tác dụng hỗ trợ tốt để thanh tra ngân hàng thực hiện công tác thanh tra tại chỗ.

1.2.2.4. Công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, định hướng và hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, như: NHNN tham mưu cho chính phủ ban hành chính sách, đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam, cùng với đó NHNN kế hoạch thực hiện đề án này, trên cơ sở đó các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô xây dựng chiến

lược hoạt động của mình cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong những năm qua NHNN chỉ đạo xúc tiến thành lập Hiệp hội TCVM, nhằm thực hiện vai trò đại diện vào bảo vệ thành viên trước pháp luật, tham gia với các cơ quan nhà nước về các chính sách đối với hệ thống, tổ chức đào tạo cán bộ, tư vấn về luật pháp, cơ chế chính sách, trợ giúp về nâng cao trình độ và ứng dụng công nghệ thông tin cho các hội viên.

Đối với NHNN chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, định hướng và hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn phù hợp với định hướng của Chính phủ, của NHNN, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, như: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM trên địa bàn, giải đáp những vướng mắc theo thẩm quyền của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn; tổng hợp những kiến nghị, vướng mắc của của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn để kiến nghị NHNN và chính quyền địa phương xem xét giải quyết…

Song song với đó các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh định hướng cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn xây dựng chiến lược quy hoạch, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ nhằm thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ, bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành theo quy định của NHNN. Bên cạnh đó, nhiều NHNN chi nhánh hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn dưới nhiều hình thức khác nhau.

1.2.2.5. Sự phối kết hợp của Ngân hàng Nhà nước với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

NHNN phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức, chương trình TCVM nói riêng để các tổ chức này thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Do đó, việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đảm

bảo sự tôn nghiêm của pháp luật mà còn đảm bảo hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM được phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.

Đối với NHNN chi nhánh việc phối hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động tại địa phương. Việc phối hợp quản lý chủ yếu là: Cấp, thu hồi giấp phép hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền; ban hành các chính sách, kế hoạch, chương trình nhằm phát triển các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn; chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, các tổ chức có liên quan thuộc tỉnh giám sát, giúp đỡ các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trong thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đồng thời thực hiện tốt chức năng QLNN theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn…

1.2.2.6. Hoạt động quản lý công tác thông tin báo cáo

Các quy định về báo cáo công tác định kỳ được quy định rõ về nội dung cho từng loại báo cáo (tháng, quý, 6 tháng đầu năm và báo cáo năm), có phân biệt rõ ràng giữa nội dung báo cáo của các đơn vị thuộc NHNN với nội dung báo cáo của các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng, tạo thuận lợi cho việc tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị. Đồng thời, theo sự phân cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh làm đầu mối tiếp nhận, phân tích, tổng hợp báo cáo của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM địa bàn. Định kỳ tổng hợp gửi báo cáo về NHNN, cung cấp thông tin giúp Thống đốc nắm bắt khá đầy đủ, kịp thời các mặt hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nắm bắt những vấn đề phát sinh trong hoạt động ngân hàng ở các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, góp phần đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 35 - 42)