Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 91 - 95)

Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

3.2.2.1. Thực hiện có hiệu quả công tác giám sát từ xa

Để phục vụ đắc lực cho công tác thanh tra tại chỗ thì việc hoàn thiện thực hiện có hiệu quả công tác giám sát từ xa đối với các TCTD nói chung cũng như hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện tốt công tác giám sát từ xa cần chú ý tập trung một số vấn đề sau:

- Yêu cầu các tổ chức, chương trình, dự án TCVM phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo. Hàng quý nhận xét, đánh giá việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo (về thời gian gửi báo cáo, chất lượng báo cáo,…) của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM và yêu cầu các tổ chức, chương trình, dự án TCVM xử lý nghiêm những cán bộ có liên quan đến việc không thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.

- Chủ động tổ chức tự tập huấn nghiệp vụ giám sát từ xa cho toàn bộ cán bộ thanh tra, giám sát trong chi nhánh để mỗi cán bộ đều nắm được quy trình nghiệp vụ, thuần thục khi thao tác trên máy tính nhằm khai thác triệt để các tính năng của chương trình để có thể thay thế nhau khi cán bộ giám sát đi vắng hoặc chuyển công tác khác. Bên cạnh đó, có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa cán bộ được phân công chuyên quản tổ chức, chương trình, dự án TCVM và cán bộ chuyên làm công tác giám sát từ xa để bổ sung những thông tin cho công tác giám sát từ xa. Định kỳ hàng tháng, cán bộ chuyên quản và cán bộ làm công tác giám sát từ xa phải có báo cáo về tình hình hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án TCVM được phân công phụ tránh, trong đó xác định rõ những chỉ tiêu cơ bản đã đạt được trong hoạt động, những vấn đề còn tồn tại, yếu kém, những rủi ro có thể xảy ra và đề xuất với lãnh đạo thanh tra chi nhánh biện pháp quản lý, giám sát cụ thể đối với từng tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

- Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát quy trình giám sát từ xa, bổ sung những nội dung còn thiếu sót, chỉnh sửa những nội dung không còn phù hợp. Quy trình giám sát hoàn chỉnh chính là cơ sở giúp cho việc thực hiện có hiệu quả công tác giám sát từ

xa, nâng cao chất lượng cảnh báo đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng thanh tra tại chỗ

Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc Quy trình thanh tra:

Yêu cầu các Đoàn thanh tra thực hiện nghiêm túc quy trình tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, đảm bảo đúng trình tự từ khi chuẩn bị thanh tra đến khi hoàn thiện việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Kết thúc các cuộc thanh tra, kiểm tra trực tiếp, các Đoàn tổ chức họp để rút kinh nghiệm qua đó phát huy những mặt được, giảm thiểu những mặt còn tồn tại, hạn chế; Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nghiêm túc việc nhận xét các đoàn viên lưu hồ sơ. Xử lý nghiêm đối với các đoàn thanh tra không chấp hành đúng quy trình thanh tra.

Tổ chức một bộ phận giám sát hồ sơ sau thanh tra, xem xét trình tự, thủ tục thanh tra, qua đó đánh giá việc chấp hành quy trình thanh tra của từng cuộc thanh tra.

Thứ hai: Xác định chuẩn xác nội dung thanh tra và xây dựng đề cương thanh tra phù hợp.

Việc xác định chuẩn xác nội dung thanh tra và xây dựng đề cương thanh tra phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thanh tra. Đề cương thanh tra phải đảm bảo không bỏ sót nội dung quan trọng cần thanh tra nhưng cũng cần xác định những nội dung thứ yếu, chưa cấp thiết để tập trung thời gian và lực lượng cho nội dung trọng điểm. Việc quyết định nội dung thanh tra cần phải có sự cân nhắc, bàn bạc trong tập thể thanh tra trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, kết quả công tác giám sát từ xa và các thông tin khác có liên quan, đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện cụ thể của thanh tra chi nhánh.

Thứ ba: Đổi mới hình thức thanh tra phù hợp với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM.

Phải thay đổi cơ bản về nhận thức cho công chức làm công tác thanh tra các chương trình, dự án TCVM. Vì hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án TCVM có tính chất khác với hoạt động của các ngân hàng thương mại và các TCTD khác. Bên cạnh đó, cán bộ của tổ chức, chương trình, dự án TCVM chưa được đào tạo bàn bản, chủ yếu mới qua các lớp đào tạo ngắn ngày, khả năng điều hành về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng còn non yếu. Do vậy, đòi hỏi quá trình thanh tra cần có hình thức thanh tra phù hợp. Cụ thể như bên cạnh việc phát hiện và chỉ ra những yếu kém, những sai phạm về nghiệp vụ, điều hành,... của tổ chức, chương trình, dự án TCVM, cán bộ thanh tra trong trường hợp cần thiết còn phải hướng dẫn, giúp cán bộ của tổ chức, chương trình, dự án TCVM tìm ra những phương hướng, biện pháp để khắc phục, chỉnh sửa, thậm chí có trường hợp cầm tay chỉ việc. Những sai sót mang tính nghiệp vụ thông thường được phát hiện trong quá trình thanh tra, cần hướng dẫn, yêu cầu cán bộ nghiệp vụ của tổ chức chương trình, dự án TCVM chỉnh sửa ngay trước khi kết thúc cuộc thanh tra với phương châm vừa phát hiện, vừa xử lý, vừa yêu cầu chỉnh sửa ngay để tránh tình trạng nhiều trường hợp cán bộ của tổ chức, chương trình, dự án TCVM do trình độ hạn chế cộng với nhiệt tình sửa dẫn đến sai nghiêm trọng hơn. Điều đó có tác dụng hạn chế sai phạm, giảm rủi ro.

Thứ tư: Từng bước chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro

Chuyển dần việc thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trong thời gian trước mắt, có thể kết hợp song song cả hai phương pháp là thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro để có thể so sánh và rút ra ưu nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn của từng phương pháp, từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng phương pháp thanh tra phù hợp.

Để áp dụng có hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra như: đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; tổ chức nghiên cứu, trao đổi, phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ thanh tra của chi nhánh các lý thuyết, kỹ thuật và kỹ năng tiến hành thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM:

Việc kiểm tra đột xuất phải tiến hành trên diện rộng, ra quân đồng loạt và trong khoảng thời gian ngắn nhất để đối tượng được kiểm tra không có tâm lý chuẩn bị và đối phó trước. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo chuyên đề như về chất lượng tín dụng, việc phân loại nợ, công tác thu chi tài chính hoặc an toàn ngân quỹ… Có như vậy mới có khả năng phát hiện những tồn tại, sai phạm mà các tổ chức, chương trình, dự án TCVM thường tìm cách che giấu mà qua những cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, có thông báo trước thường không thể phát hiện được.

Thứ sáu: Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, giảm thiểu các kiến nghị trừu tượng, chung chung, khó thực hiện.

Kết luận thanh tra phải rõ ràng, cụ thể và quy trách nhiệm cho từng cá nhân có sai phạm. Các kiến nghị phải cụ thể về thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Quy định cụ thể thời gian đơn vị phải hoàn thành chỉnh sửa và đôn đốc, nhắc nhở việc gửi báo cáo kết quả chỉnh sửa về NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La (Thanh tra, giám sát chi nhánh).

3.2.2.3. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra, giám sát

Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không khắc phục chỉnh sửa hoặc tái phạm. Đây là một khâu có ý nghĩa quan trọng vì nếu các kiến nghị sau thanh tra không được thực hiện, các vi phạm không được xử lý nghiêm thì hoạt động thanh tra sẽ trở thành vô nghĩa:

- Kết thúc cuộc thanh tra, cần quy định cụ thể thời gian phải bàn giao hồ sơ thanh tra, tránh trường hợp chậm trễ, kéo dài, vừa lãng phí thời gian vừa có thể xẩy ra tình trạng thất lạc hồ sơ.

- Quy định rõ người có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra: Cán bộ chuyên quản các tổ chức, chương trình, dự án TCVM mở sổ theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra và có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các

tổ chức, chương trình, dự án TCVM thực hiện việc báo cáo kết quả chỉnh sửa về thanh tra chi nhánh. Đồng thời cán bộ chuyên quản tổ chức, chương trình, dự án TCVM có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh tra vào hồ sơ các tổ chức, chương trình, dự án TCVM. Đột xuất tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp kết quả chỉnh sửa tại đơn vị để các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác. Trường hợp tổ chức, chương trình, dự án TCVM cố tình không thực hiện hoặc tái phạm, báo cáo và đề xuất với Chánh TTGSNH chi nhánh và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La biện pháp xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 91 - 95)