Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 88 - 91)

nước chi nhánh tỉnh Sơn La về quản lý nhà nước đối với tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô

Thứ nhất: Hiện nay, công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn chủ yếu là do bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng hàng đảm nhiệm, như vậy không phát huy được hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Do vậy, chi nhánh cần giao rõ nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ khác cùng phối hợp với bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng hàng để tham mưu, thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn để

phát lợi thế của từng phòng nghiệp vụ và nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước, như: Phòng tiền tệ kho quỹ và hành chính có lợi thế về nghiệp vụ an toàn kho quỹ, quản lý thu chi tiền mặt; phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ có lợi thế về nghiệp vụ ngoại hối, công tác tổ chức,..; Phòng Kế toán - Thanh toán có lợi thế về nghiệp vụ kế toán, thanh toán, tin học,… Như vậy, khi thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thì có sự tham gia của công chức các phòng, bộ phận nghiệp vụ, trong đó lực lượng chính là công chức bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng; điều quan trọng là giảm được áp lực về bố trí lực của bộ phận thanh tra, giám sát tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra…

Thứ hai: Trong phân công ban lãnh đạo NHNN chi nhánh không nhất thiết Giám đốc NHNN chi nhánh phụ trách công tác thanh tra, giám sát các TCTD trên địa bàn mà nên phân công ban lãnh đạo theo nhóm các TCTD (Ngân hàng; Quỹ tín dụng nhân dân; các tổ chức, chương trình dự án TCVM; các TCTD khác) hoặc mỗi nhóm TCTD phụ trách một số hoặc phân công phụ trách một số huyện, thành phố, … để nâng cao năng lực quản quản lý, điều hành của ban lãnh đạo NHNN chi nhánh, phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn nói chung và lĩnh vực tài chính vi mô nói riêng.

Thứ ba: Tăng cường mối quan hệ giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa, thực hiện theo đúng quy trình: Kết quả giám sát từ xa là cơ sở, là tiền đề khi tiến hành thanh tra tại chỗ. Kết thúc thanh tra tại chỗ lại cung cấp nguồn thông tin cho giám sát từ xa.

Thứ tư: Đổi mới trong phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thanh tra, cán bộ chuyên kiểm tra tín dụng chuyển sang kiểm tra kế toán, tài chính, kho quỹ, cán bộ chuyên kiểm tra tài chính kế toán chuyển sang kiểm tra việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn... Qua đó giúp cho các cán bộ thanh tra nắm bắt được đầy đủ các mặt hoạt động của Tổ chức, chương trình, dự án TCVM, tích cực học tập, nghiên cứu tích luỹ kinh nghiệm nhằm nâng cao và hoàn thiện kỹ năng thanh tra. Định kỳ tổ chức luân chuyển các cán bộ chuyên quản tổ chức, chương

trình, dự án TCVM để mỗi cán bộ có thể nắm bắt được toàn diện hoạt động của tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn.

Thứ năm: Tăng cường các cuộc thanh tra, kiểm tra tại chỗ. Trong những năm qua các cuộc thanh tra toàn diện, thanh tra đột xuất, kiểm tra đột xuất của NHNN chi nhánh thực hiện rất ít đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, nếu so với các TCTD khác. Do vậy chi nhánh cần đẩy mạnh các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn, đảm bảo mỗi một tổ chức, chương trình, dự án tối thiểu 2 năm 1 lần có một cuộc thanh tra toàn diện hoặc chuyên đề. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động, đảm bảo mỗi một tổ chức, chương trình, dự án tối thiểu 1 năm có 1 lần. Đặc biệt NHNN chi nhánh không được xem nhẹ việc thanh tra, kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM, tuy quy mô nhỏ, số tiền vay không quá 50 triệu đồng,… những khi xẩy ra đổ vỡ thì lại có tác động, ảnh hưởng xấu rất lớn đến tình hình anh ninh, trật tự, kinh tế - xã hội trên địa bàn và liên quan đến nhiều người, nhiều cấp quản lý.

Thứ sáu: Chủ động trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra: Chương trình, kế hoạch thanh tra tổ chức, chương trình, dự án TCVM trên địa bàn hàng năm do Thanh tra, giám sát chi nhánh xây dựng. Tuy nhiên hàng năm, việc thực hiện các chương trình thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của NHNN là rất lớn (Như thanh tra, kiểm tra về lãi suất, về cho vay theo lãi suất thỏa thuận, về hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng… hoặc các chương trình thanh tra theo pháp nhân của CQTTGSNH) nên TTGSNH chi nhánh phải chủ động thực hiện xen kẽ chương trình công tác của NHNN chi nhánh đã đề ra trong những khoảng thời gian chưa có chỉ đạo của NHNN, đảm bảo hoàn thành đúng chương trình, kế hoạch thanh tra đã đề ra và đặc biệt hạn chế việc điều chỉnh, cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, chương trình, dự án TCVM như các năm trước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 88 - 91)