Tăng cường xử lý các vi phạm, sử dụng hiệu quả công cụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 95 - 96)

vi phạm hành chính

NHNN chi nhánh đã phổ biến Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đến tất cả các TCTD trên địa bàn. Nhìn chung, các TCTD nói chung và các tổ chức, chương trình, dự án TCVM nói riêng đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, hạn chế các sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra khi phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm cần xử phạt theo hướng dẫn tại nghị định này nhưng Thanh tra, giám sát chi nhánh vẫn nương nhẹ, chỉ nhắc nhở, cảnh cáo mà chưa xử phạt bất cứ một trường hợp nào đối với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM cho nên tính răn đe chưa cao. Để việc xử phạt đúng quy trình và phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trong thời gian tới phải thực hiện:

- Củng cố chứng cứ thanh tra, chứng cứ xử phạt vi phạm hành chính: Khi phát hiện các sai phạm, cán bộ thanh tra phải làm việc với đối tượng thanh tra để yêu cầu giải trình. Quá trình làm việc phải lập thành biên bản làm việc, có ký xác nhận của các bên liên quan. Trong trường hợp sai phạm cần xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có), đồng thời sao chụp các hồ sơ chứng cứ sai phạm có liên quan.

- Đối với từng hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm để có hình thức xử phạt phù hợp: Trường hợp vi phạm lần đầu và đối tượng vi phạm đã khắc phục ngay không để xảy ra thiệt hại có thể không xử phạt mà chỉ nhắc nhở hoặc cảnh cáo. Nhưng những hành vi cố tình tái phạm (vi phạm từ lần thứ hai trở đi) hoặc vi phạm nghiêm trọng, vi phạm không khắc phục hậu quả, cố ý vi phạm… phải kiên quyết xử lý vi phạm để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và đảm bảo sự công bằng giữa người làm tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ với người làm chưa tốt hoặc cố ý làm trái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 95 - 96)