Kiểm tra chứngcứ

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 26 - 28)

Kiểm tra chứng cứ là hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh, được thực hiện sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ. Kiểm tra chứng cứ nhằm xác định lại những thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được có thỏa mãn các quy định của pháp luật về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ hay không. Nếu đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ thì mới được xem là chứng cứ, mới được dùng để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, yêu cầu của kiểm tra chứng cứ là các chủ thể có thẩm quyền THTT phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, khách quan toàn diên và đầy đủ.

tra viên, Cán bộ điều tra và một số chủ thể tố tụng khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra. Trong quá trình chứng minh, cac chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu những chủ thể khác tham gia các hoạt động kiểm tra chứng cứ. Những chủ thể có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm kiểm tra tát cả các nguồn chứng cứ đã thu thập được. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra từ riêng lẻ đến tổng hợp. Kiểm tra riêng lẻ các thông tin, tài liệu, các nguồn chứng cứ thu thập được, có nghĩa là đưa từng tài liệu, chứng cứ ra để kiểm tra; kiểm tra theo nhóm chứng cứ hoặc kiểm tra tổng hợp toàn bộ hệ thống chứng cứ đã thu thập trong mối quan hệ với các chứng cứ khác có trong vụ án.

Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động xem xét của Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT đối với toàn bộ chứng cứ được thu thập về vụ án trong giai đoạn điều tra nhằm xác định chứng cứ có thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp hay không, có đảm bảo giá trị chứng minh hay không nhằm hoàn thiện hồ sơ vụ án, ban hành các văn bản tố tụng để giải quyết vụ án. Các phương pháp kiểm tra chứng cứ phải dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm các phương pháp phổ biến như phân tích chứng cứ, so sánh, đối chiếu tổng hợp chứng cứ…Thông qua đó, có thể phát hiện được bản chất của chứng cứ, đặc trưng riêng của từng loại chứng cứ để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án, tìm ra mâu thuẫn của những chứng cứ, đảm bảo tính tin cậy của chứng cứ. Nếu xét thấy còn nghi ngờ, thiếu chắc chắn hoặc không khách quan thì phải tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ mới thay thế, bổ sung cho các chứng cứ đã được thu thập. Trong giai đoạn điều tra vụ án, khi kết thúc điều tra, CQĐT phải kiểm tra tất cả nhữngchứng cứ đã được thu thập, các văn bản tố tụng như kết luận điều tra hay quyết định đình chỉ điều tra chỉ được ban hành trên cơ sở chứng cứ đã được kiểm tra toàn diện và đầy đủ. Cụ thể là:

- Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, lời khai của người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, xác định lời khai đã đẩy đủ hay chưa, có thiếu sót gì cần thu thập bổ sung hay không, đặc biệt là yêu cầu, đề nghị của bị hại, đây là một trong những căn cứ quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Kiểm tra chứng cứ từ nguồn vật chứng là công cụ, phương tiện gây thương tích mà CQĐT thu thập được có mất mát, hư hỏng, đảm bảo giá trị chứng minh của vật chứng.

- Kiểm tra kết luận giám định thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của bị hại, đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, là nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 206 BLTTHS năm 2015. Câu hỏi không thể thiếu trong trưng cầu giám định pháp y thương tích đó là mức độ (tỷ lệ %) thương tích (hay mức độ tổn hại sức khỏe). Cần chú ý những vụ án có nhiều bị hại hoặc những vụ án có nhiều kết luận giám định không thống nhất với nhau. Kết quả giám định vấn đề này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định hành vi đã cấu thành tội phạm hay chưa cũng như xác

định tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Kiểm tra chứng cứ từ các biên bản hoạt động điều tra như biên bản ghi lơi khai, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, giám định, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật...

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 26 - 28)