Thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứngcứ trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 53 - 55)

Kiểm tra, đánh giá chứng cứ có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ chính xác là yếu tố quyết định nhằm tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Trong giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng được thực hiện bởi CQĐT và VKS, trong đó người trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra đánh giá chứng cứ là ĐTV và KSV. ĐTV kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xem xét căn cứ khởi tố bị can cũng như các lệnh, các quyết định tố tụng khác, nếu xác định thấy có căn cứ thì đề xuất Thủ trưởng, phó Thủ trưởng CQĐT khởi tố bị can cũng như các văn bản tố tụng cần thiết. Kiểm sát viên kiểm tra, đánh giá chứng cứ để thực hiện quyền năng công tố và kiểm sát điều tra, đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng nếu có căn cứ hoặc yêu cầu thu thập thêm chứng cứ nếu chưa đủ căn cứ phê chuẩn. Thực tế cho thấy, Cơ quan điều tra, VKSND tại Biên Hòa, Đồng Nai đã thực hiện tương đối tốt các hoạt động nêu trên.

Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ của CQĐT, VKS trong giai đoạn điều tra vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót như chưa kịp thời phát hiện những vi phạm khi thu thập chứng cứ, đánh giá sai các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ; khi phát hiện chứng cứ yếu, giá trị chứng minh còn thấp nhưng vẫn sử dụng để chứng minh mà ngại thu thập bổ sung; KSV còn chưa chủ động trực tiếp tiến hành biện pháp điều tra theo luật định để đánh giá chứng cứ; chưa phối hợp chặt chẽ giữa ĐTV và KSV khi đánh giá chứng cứ;

Một số trường hợp ĐTV chưa thu thập đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, do đó khi đánh giá chứng cứ chưa thuyết phục, dẫn đến khiếu nại, gây dư luận không

tốt, điển hình như vụ án sau đây:

Nội dung vụ án: Nhất và Oai là hàng xóm nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Khoảng 11 giờ 30 ngày 15/3/2012, Oai sang nhà Nhất gây sự với bà Nguyễn Thị An (vợ Nhất), túm tóc bà An để đánh, nhưng không để lại thương tích. Nghe tiếng vợ và mọi người kêu, Nhất chạy về thấy Oai đang đang đánh vợ mình, Nhất chạy ra và cầm cây chéo giàn giáo dài khoảng 1,5m đánh 1 cái vào đầu của Oai. Sau đó mọi người đưa Oai đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.

Theo Giấy chứng nhận thương tích số 162/03/12CN của Bệnh viện, Oai bị chấn thương đầu, nứt sọ thái dương phải. Kết luận của Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai tỉ lệ thương tật của Oai là 25%. Ngày 15/10/2019 Cơ quan CSĐT Công an Thành phố Biên Hòa có kết luận điều tra vụ án hình sự số 541/KLĐT-HS đề nghị truy tố về tội cố ý gây thương tích, theo Khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999, năm 2009 (nay là Khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Không đồng ý với kết luận điều tra này, Nhất đã khiếu nại nhiều nơi. Trong vụ án này, có nhiều quan điểm trái chiều, trong đó có quan điểm cho rằng Nhât không phạm tội cố ý gây thương tích vì Oai đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với vợ bị can, do đó có dấu hiệu của trường hợp bị kích động mạnh. CQĐT đã không làm rõ dấu hiệu có hay không trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong trường hợp này, chưa thu thập, đánh giá đẩy đủ chứng cứ có giá trị chứng minh để làm rõ vấn đề này [8].

Một trong những sai lầm, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật của ĐTV khi chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác, đó là xác định chưa đúng tình tiết tăng năng, giảm nhẹ TNHS, tình tiết định khung tăng nặng của Điều 134 BLHS năm 2015 (trước năm 2018 là Điều 104 BLHS 2003). Khi xác định không đúng các tình tiết này, dẫn đến việc kết luận điều tra đề nghị truy tố không đúng khoản, ảnh hưởng cả đến quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại. Có trường hợp, VKS trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, cũng không phát hiện ra, dẫn đến kết quả Tòa án trả hồ sơ để điều tra lại.

Ví dụ: Vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 21/10/2016, Nguyễn Xuân Thi đến nhà anh Huỳnh Văn Tâm để dự tiệc cưới. Tại đây, Thi qua bàn anh Dương Hiển Thành mời anh Thành cùng lên sân khấu nhảy, anh Thành không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn, lời qua tiếng lại giữa Thi và Thành nhưng được mọi người can ngăn. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, Thi được anh Võ Ngọc Thành dùng xe máy chở về nhà, khi đi về được khoảng 50m thì Thi xuống xe, đi bộ quay trở lại nhà anh Tâm. Khi đến cổng, thấy anh Dương Hiển Thành từ sân nhà anh Tâm đi ra, Thi xông dùng cả hai tay đấm 02 cái trúng vào vùng mặt anh Thành, làm anh

Thành ngã xuống đất rồi Thi bỏ về nhà. Ngày 22/10/2016, anh Thành đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đ để điều trị, đến ngày 03/11/2016 thì xuất viện.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 1100/PY-Tgt, ngày 30/10/2016 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Đ kết luận: anh Dương Hiển Thành bị đa thương, gãy xương chính mũi, tỷ lệ thương tật 15%. Tổn thương trên được tác động bằng ngoại lực cứng, tày. Ngoài ra, theo lời khai của anh Hồ Văn Hà và Dương Hiển Thành cũng tại cổng nhà anh Huỳnh Văn Tâm, ngay trước khi bị cáo Nguyễn Xuân Thi dùng tay đánh anh Thành gây thương tích, thì Thi đã dùng tay đánh anh Hồ Văn Hà gây thương tích tỷ lệ 29%. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử Nguyễn Xuân Thi không thừa nhận hành vi gây thương tích đối với anh Hồ Văn Hà, đồng thời không có nhân chứng khách quan nào chứng kiến việc Thi gây thương tích cho Hà nên CQĐT - Công an thành phố Biên Hòa đã tách vụ án hình sự để tiếp tục điều tra, xử lý sau đối với vụ việc trên, chỉ đề nghị truy tố Thi theo khoản 1 Điều 134 BLHS [8].

Như vậy, việc Các cơ quan tố tụng xác định bị can phạm tội: "Cố ý gây

thương tích" là có căn cứ, đúng tội danh. Tuy nhiên, sai lầm ở trường hợp này là CQĐT áp dụng Khoản 1 Điều 134 BLHS. Bởi lẽ: Xuất phát từ một mâu thuẫn nhỏ nhặt, đã được mọi người can ngăn và đưa về nhà nhưng Thi vẫn bực tức quay lại dùng tay đánh 02 cái liên tiếp vào mặt anh Dương Hiển Thành dẫn đến đa thương, vỡ xương chính mũi,tỷ lệ thương tật 15%. Hành vi trên của Thi thể hiện ý thức coi thường pháp luật, có tính chất côn đồ. Đây là tình tiết định khung hình phạt được quy định tại Điểm i Khoản 1

Điều 134 BLHS. Với tỷ lệ thương tật mà Thi gây ra đối với anh Dương Hiển Thành là 15% thì hành vi phạm tội của Thi thuộc Khoản 2 Điều 134 BLHS, CQĐT phải áp dụng

điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS mới chính xác.

2.3. Đánh giá thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại thành phố Biên Hòa, tỉnh

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 53 - 55)