Quan hệ phối hợp giữa Cơquan điều tra và Viện kiểm sát nhân dânkhi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 29 - 33)

Do đó, các chủ thể có thẩm quyền chứng minh không được nhận thức cảm tính dễ dẫn đến sự ngộ nhận chứng cứ, không được chủ quan duy ý chí, không được định kiến khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đây là những sai lầm nghiêm trọng cần phải tránh trong quá trình giải quyết vụ án.

1.5. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dânkhi chứngminh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trong quá trình giải quyết VAHS, các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm chung là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, do đó mối quan hệ giữa các cơ quan THTT có mối quan hệ là tất yếu, khách quan và được pháp luật TTHS quy định. Trong mối quan hệ tố tụng hình sự giữa các cơ quan THTT thì quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND là mối quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng, được hình thành ngay từ

quyết VAHS, nhất là giai đoạn điều tra vụ án, khi CQĐT tiến hành áp dụng các quyết định tố tụng hình sự như áp dụng biện pháp ngăn chặn, áp dụng biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh, VKSND bảo đảm cho hoạt động nói trên đúng pháp luật, khách quan, chính xác. VKSND chỉ trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong các trường hợp luật định. Nếu các quyết định tố tụng do CQĐT ban hành trái luật, không có căn cứ VKS yêu cầu CQĐT hủy bỏ hoặc VKS trực tiếp ra quyết định hủy bỏ. CQĐT cũng kiểm soát lại một số hoạt động tố tụng của VKS nhưng mức độ kiểm soát của CQĐT đối với VKS chỉ dừng ở hoạt động theo dõi, giám sát chứ không có quyền phê chuẩn, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của VKSND, mà chỉ kiến nghị với VKSND cùng cấp để hủy bỏ, khắc phục; nếu không nhất trí thì CQĐT kiến nghị VKSND cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Về hình thức thực hiện mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và VKS chủ yếu được thực hiện bằng văn bản tố tụng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm tính nhanh chóng, khẩn trương của hoạt động điều tra, nhất là đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhằm thu thập kịp thời chứng cứ chứng minh, pháp luật cho phép có thể được thực hiện bằng hình thức trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa ĐTV, KSV khi tiến hành thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

Khi chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác, sự phối hợp giữa CQĐT và VKSND là tất yếu, khách quan, đều hướng đến mục đích là phát hiện nhanh chóng, xử lý tội phạm và người phạm tội đúng pháp luật, khách quan. Trong giai đoạn điều tra VAHS, hoạt động chứng minh chủ yếu do CQĐT tiến hành nhưng phải phối hợp với VKSND để bảo đảm hoạt động chứng minh đạt được mục đích và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. CQĐT cũng như VKSND không thể tiến hành các hoạt động chứng minh vụ án một cách độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh. Nếu hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ, hoạt động chứng minh sự thật khách quan của vụ án sẽ đạt được mục đích đề ra, đó là xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Tiểu kết chương 1

Quá trình chứng minh trong VAHS là trải qua các giai đoạn TTHS như giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này đều thực hiện dưới hình thức, biện pháp, thẩm quyền tố tụng hình sự khác nhau. Quá trình chứng minh là quá trình nhận thức, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Thông qua các hoạt động này mà hiệu quả, giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu của vụ án được khẳng định. Tổng hợp các hoạt động thu thập kiểm tra, đánh giá chứng cứ tạo thành nội dung của quá trình chứng minh trong TTHS.

Hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động giữ vai trò quan trọng, là cơ sở để tiến hành các hoạt động tố tụng ở các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, chủ thể chứng minh đuộc BLTTHS quy định bao gồm chủ thể có nghĩa vụ chứng minh bao là CQĐT, VKS mà trực tiếp là ĐTV, KSV được giao thực hiện nghĩa vụ chứng minh và chủ thể có quyền chứng minh nhưng không có nghĩa vụ buộc phải chứng minh là những người tham gia tố tụng có liên quan đến giải quyết VAHS. Có thể thấy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quá trình tư duy và thực tiễn của chủ thể có thẩm quyền chứng minh. Qúa trình này phải dựa trên các quy định của pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết đúng đắn VAHS.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 29 - 33)