Thực tiễn thu thập chứngcứ trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 50 - 53)

Đồng Nai

Trong giai đoạn 2016-2020, ở giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, CQĐT đã xác định được đúng đối tượng và giới hạn chứng minh. Qua đó đã chứng minh đầy đủ những tình tiết của vụ án, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phẩn đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.

CQĐT, VKS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã chủ động, tích cực trong việc thu thập chứng cứ, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. Các vụ ánđược giải quyết giữ tỷ lệ cao, án tồn đọng thấp, chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án được nâng cao hơn, tỷ lệ oan sai giảm. Những vụ án VKS, Tòa trả lại để điều tra bổ sung, điều tra lại hoặc đình chỉ vụ án chiếm tỷ lệ không đáng kể.

- Đối với vật chứng: trong vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, vật chứng có vai trò quan trọng, do đó ĐTV cơ bản đã thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ vật chứng kịp thời và hiệu quả.

- Đối với lời khai của những người tham gia tố tụng: Điều tra viên đã nghiên cứu hồ sơ, kịp thời thu thập những lời khai của bị hại, của người làm chứng quan trọng, phát hiện mâu thuẫn, thực hiện đúng quy định đối với những người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.

- Đối với kết luận giám định: Đây là nguồn chứng cứ quan trọng, bắt buộc trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Đa số các vụ án, Điều tra viên đã kịp thời đưa bị hại đi giám định, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thực tiễn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng cho thấy còn không ít sai sót cần được khắc phục kịp thời. Điển hình như việc thu thập chứng cứ còn thiếu những chứng cứ quan trọng do xác định chưa đủ giới hạn chứng minh, chưa thu thập được một số vật chứng, một số lời khai còn mâu thuẫn nhưng chưa được giải quyết kịp thời, chưa

làm rõ kích thước, chiều hướng cũng như tư thế gây thương tích của một số bị can, thu thập chưa đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, các tình tiết định khung tăng nặng dẫn đến áp dụng sai luật. Những sai sót này do lỗi chủ quan của ĐTV, KSV cũng như một phần còn vướng mắc trong quy định của BLTTHS về chứng minh trong giai đoạn điều tra. Cụ thể như sau:

- Lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại: Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại do thiếu những chứng cứ quan trọng mà CQĐT chưa làm rõ, chủ yếu là chưa thu thập chứng cứ về nhân thân người phạm tội, về mục đích, động cơ phạm tội; Chưa thu thập đủ chứng cứ làm rõ mức độ tham gia, thương tích do ai gây ra và trách nhiệm những người liên quan trong vụ án có đồngphạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội danh khác hoặc có người đồng phạm khác.

Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi lấy lời khai bị hại, người làm chứng còn gặp nhiều khó khăn khi người làm chứng còn sợ bị trả thù nên không dám khai đầy đủ, bị hại thường hoảng loạn nên không nhớ rõ chi tiết vụ án. Khi lấy lời khai, hỏi cung bị can để xác định công cụ, phương tiện gây thương tích, chiều hướng, cơ chế hình thành vết thương cũng rất khó khăn, vì nhiều vụ án nhiều đối tượng tham gia nên không rõ những ai gây ra các thương tích cụ thể. Do đó, nhiều vụ án ĐTV chủ quan, thu thập chứng cứ qua loa, không làm rõ diễn biến của vụ án như xác định hiện trường vụ án chậm, trong biên bản xác định hiện trường không thể hiện cụ thể nơi xảy ra có đặc điểm như thế nào, có gạch đá hay không?…Trong khi trong lời khai của những đối tượng tham gia là dùng gạch để đập vào đầu gây ra thương tích, không làm rõ vết thương do gạch đập vào đầu hay do nạn nhân tự ngã úp mặt xuống đường gây nên, cũng không làm rõ gạch dùng gây thương tích cho bị hại là ở đâu, chuẩn bị trước hay nhặt tại hiện trường, đồng thời cũng có vụ án ĐTV không làm rõ được mục đích các đối tượng quay lại hiện trưởng để gây án sau khi ban đầu chỉ là mẫu thuẫn nhỏ, cần làm rõ vấn đề này để đánh giá có thuộc tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ hay không?

Bên cạnh đó, nhiều vụ án phải gia hạn thời hạn điều tra, lí do của việc phải gia hạn chủ yếu là: có những vụ do phức tạp, cần xác minh nhiều nơi, nhiều đối tượng; có những vụ án bị hại từ chối giám định, trốn tránh không hợp tác với CQĐT; có những vụ án phải giám định lại, giám định bổ sung.

- Lý do của việc đình chỉ điều tra: chủ yếu đình chỉ điều tra do hết hạn điều tra những không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, bị hại rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra. Những trường hợp này chủ yếu do ĐTV chưa thu thập đủ chứng cứ chứng minh, hoặc khi đã thu thập đủ chứng cứ thì bị can bỏ trốn, hoặc trường hợp bị hại từ chối

giám định và không có mặt tại địa phương, không thực hiện được biện pháp cưỡng chế dẫn giải theo quy định.

- Hạn chế, vướng mắc trong việc giám định thương tích đối với các vụ việc bị hại không điều trị tại Cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc việc điều trị không liên tục

Trên thực tế có rất nhiều vụ án sau khi xảy ra việc đánh nhau gây thương tích bị hại không đến cơ quan y tế điều trị ngay mà một vài ngày sau hoặc thậm chí cả tuần sau mới nhập viện điều trị hoặc sau khi nhập viện điều trị thì bị hại xin về nhà để điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, qua một thời gian khi vết thương có biến chứng thì lại tiếp tục nhập viện để điều trị. Đối những vụ việc này, khi Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định thì cơ quan giám định pháp y thường từ chối giám định; khi yêu cầu giải thích về cơ chế gây thương tích, thời gian bị gây thương tích thì giải thích không rõ ràng nên các Cơ quan tiến hành tố tụng không thể chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng để giải quyết vụ án.

Đối với những vụ việc như trên, kết quả giám định thương tích để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án không vững chắc, vì trong thời gian bị hại không nhập viện điều trị có thể trong sinh hoạt hàng ngày sẽ bị những thương tích khác. Việc sử dụng kết luận giám định trong trường hợp này sẽ dễ dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Hạn chế, vướng mắc trong việc bị hại từ chối giám định hoặc giám định thương tích đối với các vụ việc xảy ra lâu ngày, thời điểm giám định thương tích đã được chữa khỏi.

Trên thực tế hiện nay xảy ra nhiều vụ án bị hại không hợp tác đi giám định thương tích và cũng không rút đơn yêu cầu khởi tố. Qua một thời gian dài, bị hại yêu cầu giám định thương tích thì các thương tích còn lại chỉ là các vết sẹo mờ. Do đó, việc giám định thương tích để xử lý trong các trường hợp này sẽ không chính xác.

Trường hợp người bị hại không hợp tác để đi giám định và cũng không từ chối giám định, nhưng qua xem xét và nhận thấy nếu đối chiếu với các bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích tại Thông tư liên tịch số 22/2019/TT – BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giáp định pháp y, giám định tâm thần thì thương tích của bị hại không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu (theo khoản 2 Điều 134 BLHS) thì phải xử lý như thế nào. Trường hợp này thì CQĐT có được trưng cầu giám định thương tích qua hồ sơ trong trường hợp này hay không.

- Hạn chế, vướng mắc trong việc có sự khác nhau giữa giám định lần đầu và giám định lại, giám định lần hai

Trường hợp kết quả giám định lại về thương tích có kết quả khác so với kết quả giám định ban đầu thì sẽ sử dụng kết quả giám định nào để giải quyết vụ án.

vào người ông ĐNA khiến ông bị thương ở đầu, phải đi cấp cứu ngày06/12/2019. Theo kết quả giám định của Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ thương tật tạm thời của ông ĐNA là 43% nên CQĐT Công an Thành phố Biên Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tô bị can và bắt tạm giam H. Sau đó, VKS Thành phố Biên Hòa đã yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định lại. Kết quả giám định lần thứ hai của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công anxác định tỉ lệ thương tật của ông ĐNA là 16,67%. Không đồng ý, H và gia đình đề nghị giám định lại. Giám định lần thứ ba, Viện Pháp y Quốc gia cho ra kết quả tỉ lệ thương tật của ông ĐNA là 11%.

Thông thường, khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại (Điều 30 Luật Giám định tư pháp) thì CQĐT trưng cầu giám định lại lần thứ hai. Tuy nhiên, khi giám định lần hai kết quả lại khác với lần đầu và lần giám định lại. Vậy trường hợp này CQĐT căn cứ vào kết quả giám định nào để giải quyết vụ án.

2.2.3. Thực tiễn kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 50 - 53)