Đánh giá chứngcứ

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 28 - 29)

Đánh giá chứng cứ là một hoạt động phức tạp của quá trình chứng minh, là “hoạt động tư duy logic của Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, người bào chữa và những người khác có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của từng chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự” [34, tr.222].

Trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình chứng minh, nhằm sử dụng chính xác, có hiệu quả những chứng cứ đã thu thập được. Đốivới giai đọan này, nhiệm vụ chứng minh chủ yếu thuộc về Điều tra viên được phân công thụ lý vụ án. Để đánh giá chứng cứ, ĐTV trước hết phải dựa vào các quy định của BLHS, Bộ luật TTHS cũng như các quy định khác liên quan, dựa vào các kiến thức khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,…kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra, cần chú ý hai phương pháp sau đây:

Thứ nhất, đánh giá riêng lẻ từng chưng cứ. Phương pháp này là đưa từng chứng cứ ra xem xét, đánh giá, ví dụ như đánh giá lời khai của bị hại, yêu cầu khởi tố của của bị hại trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu, đánh giá thông tin thể hiện trong biên bản khám nghiệm tử thi…Khi đánh giá riêng lẻ chứng cứ, cần chú ý xem xét mối liên quan của nó với đối tượng chứng minh, có đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay không, nếu có vi phạm phải kịp thời bổ sung, thay thế ngay. Ví dụ, lời khai của bị hại là người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết, không có người phiên dịch… Đây là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, khi xem xét từng chứng cứ, phải đảm bảo chứng cứ được thu thập bằng các nguồn hợp pháp và bằng các biện pháp, trình tự thủ tục do BLTTHS quy định.

Thứ hai, sau khi đánh giá xong từng chứng cứ, tiến hành đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ thu thập được dựa trên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau của hệ thống chứng cứ. Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần xác định mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện gây án với thương tích của bị hại, dấu vết tại hiện trường và lời khai của những người liên quan, nhất là trong các vụ án có nhiều đối tượng tham gia gây thương tích cho nhiều người hoặc một người những có nhiều thương tích bởi các công cụ, phương tiện khác nhau. Đặc biệt, cần phân biệt giữa hậu quả trong tội CYGTT và tội giết người. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình chứng minh. Cần

phải xác định là đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đánh giá từng chứng cứ là cơ sở để đánh giá tổng hợp chứng cứ, ngược lại đánh giá tổng hợp chứng cứ để xem xét các chứng cứ có mâu thuẫn với nhau hay không, có tạo thành một hệ thống chứng cứ thống nhất hay không. Từ đó, CQĐT xác định chính xác, đầy đủ đối tượng, giới hạn chứng minh để ra Bản kết luận điều ra và các văn bản tố tụng khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cần chú ý đối với thương tích của bị hại. ĐTV cần xác định thương tích trên cơ thể nạn nhân nằm ở bộ phận nào, đặc điểm (nhất là trường hợp nghi có tổn thương bên trong cơ thể); cơ chế hình thành thương tích là gì, đây là câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong xác định dấu hiệu tội phạm, xác định người gây ra thương tích, xác định dấu hiệu lỗi của chủ thể, xác định mức độ nguy hiểm và cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội đặc biệt là các vụ án có đồng phạm, trong đó nhiều người gây thương tích cho một người. Lưu ý sự hình thành thương tích là một quá trình có sự tham gia của nhiều yếu tố tác động. Các dấu vết thương tích được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố như trọng lượng của vật; lực tác động mạnh hay yếu; đánh thẳng, đánh xiên, đánh với, đánh hụt lúc nạn nhân bỏ chạy, đánh vát...; tư thế đứng, ngồi, cúi, dơ tay chống đỡ, gạt hung khí ra...; ngã, trượt, chèn ép, xoắn, vặn, xoay người...; gãy xương trực tiếp, gián tiếp hay trạng thái cơ thể (tỉnh táo, bất tỉnh, có sử dụng rượu, ma túy,...).

Như vậy, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Các hoạt động này có sự khác nhau về tính chất, phương pháp nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, cùng mục đích nhằm chứng minh vụ án hình sự. Nếu như bất cứ một hoạt động nào trong các hoạt động trên thực hiện không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động còn lại và ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 28 - 29)