Tăng cường sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơquan điều tra, giữa Điều tra viên và Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 70 - 72)

tra viên và Kiểm sát viên

Sự phối hợp giữa VKS và CQĐT trong quá trình điều tra vụ án có vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án hình sự nói riêng. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về

một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, đã nêu rõ: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm” [2]. Theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan, CQĐT, KS có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lý riêng, tuy nhiên thống nhất trong nhận thức, việc phối hợp trong đánh giá chứng cứ, chứng minh tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, việc việc tăng cường quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp này sẽ tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án nói chung và vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nói riêng.

Để thực hiện tốt mối quan hệ giữa CQĐT và VKS, trước hết cần thực hiện nghiêm túc Thông tư 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP về mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS, vận dụng trong quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án. CQĐT và VKS các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần quán triệt thực hiện nghiêm túc Thông tư nói trên.

Trong quá trình điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, CQĐT và VKS phối hợp trong từng hoạt động điều tra và trong suốt quá trình điều tra, trong quá trình đánh giá chứng cứ nhằm đảm bảo khách quan, đầy đủ nhất,trong đó đối với án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cần đặc biệt quan tâm:

Một là, phối hợp đảm bảo những tài liệu trong hồ sơ chứng minh hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết liên quan, tài liệu đề nghị phê chuẩn các quyết định tố tụng phải đúng đối tượng và giới hạn chứng minh, đảm bảo việc khởi tố, kết luận điều tra là đủ căn cứ.

Hai là, trong quá trình điều tra, CQĐT và VKS phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra, đồng thời CQĐT căn cứ các Điều 162, 167, 236, 238 BLTTHS thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS.

Ba là, ĐTV và KSV trong quá trình điều tra vụ án phải chủ động phối hợp chặt chẽ, đồng thời phải thường xuyên trao đổi để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, nhất là đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đồng phạm có tổ chức, phức tạp, để chứng minh vai trò, vị trí của từng người tham gia cũng như mức độ gây thiệt hại của từng người. Nếu có mâu thuẫn trong quá trình điều tra, phải kịp thời giải quyết để đảm bảo thời hạn điều tra. Mặt khác, Kiểm sát viên chủ động nghiên cứu hồ sơ, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, thống nhất những vấn đề cần chứng minh, để hạn chế phải trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, hạn chế oan, sai, để lọt tội phạm.

Bốn là, Đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác phức tạp, nhiều đối tượng, có dấu hiệu bảo kê, hoạt động kiểu “xã hội đen” thì lãnh đạo CQĐT, VKS cần phân công những ĐTV, KSV có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm giải quyết các vụ án này. CQĐT cấp trên cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới trong những vụ án phức

tạp, hoặc có quan điểm không thống nhất. Trường hợp khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo CQĐT Bộ công an, VKSND tối cao để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 70 - 72)