Quy định về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứngcứ

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 38 - 43)

2.1.3.1. Quy định về thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ là hoạt động của các chủ thể chứng minh phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định [34, tr.218]. Hoạt động thu thập chứng cứ phải do những chủ thể do BLTTHS quy định mới có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện. Như đã phân tích ở mục 2.1.2, trong giai đoạn điều tra, những người có thẩm thẩm quyền do luật tố tụng hình sự quy định có quyền thu thập chứng cứ bao gồm Điều

tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Ngoài những chủ thể có trách nhiệm thu thập được BLTTHS quy định thì những người tham gia tố tụng, cơ quan tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào khác có liên quan đến giải quyết vụ án đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án, theo Điều 15 BLTTHS.

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là giai đoạn điều tra. Thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên của quá trình chứng minh. Việc thu thập chứng cứ phải từ nguồn chứng cứ và biện pháp hợp pháp do BLTTHS quy định. Những tài liệu, đồ vật do những người tham gai tố tụng khác cung cấp cũng phải được lập biên bản ghi nhận theo đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS năm 2015 quy định mới đảm bảo giá trị pháp lý chứng minh. Những thông tin, tài liệu dù có thật, phản ánh đúng thực tế khách quan nhưng không được thu thập bởi những chủ thể do pháp luật quy định, không từ nguồn và những biện pháp hợp pháp theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng thì không được thừa nhận là chứng cứ, không được dùng để chứng minh vụ án. Do vậy, hoạt động nay phải được tiến hành thận trọng, khách quan, đầy đủ theo quy định.

Thu thập chứng cứ được thực hiện qua các trình tự, bao gồm phát hiện, thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ, theo đó:

Phát hiện chứng cứ là sử dụng những biện pháp, phương pháp để tìm ra những dấu vết, tài liệu, đồ vật… có liên quan đến đối tượng chứng minh. Mỗi vụ án đều có những đặc trưng riêng về dấu vết, có thể nhiều hoặc ít, có thể bị che dấu, làm giả dấu vết, vật chứng để đánh lạc hướng điều tra, do đó đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải hết sức linh hoạt, dựa vào các quy luật khách quan, quy luật hình thành dấu vết và tình hình thực tế vụ án để phát hiện dấu vết cần thu thập.

Thu giữ chứng cứ được tiến hành sau khi đã phát hiện được những thông tin, tài liệu là nguồn chứng cứ có thể sử dụng để phục vụ cho việc chứng minh vụ án. Khi đã phát hiện chứng cứ có giá trị chứng minh, các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành thu giữ nhanh chóng, khi thu giữ phải tôn trọng tính khách quan của chứng cứ, đồng thời phải xác định giới hạn cần thu thập dựa vào những tình tiết liên quan đến vụ án cần phải chứng minh. Bên cạnh đó, thu giữ phải cẩn thận, tỉ mỉ, sử dụng khoa học kỹ thuật để thu giữ, tránh trường hợp thu giữ nhưng không đảm bảo giá trị chứng minh vì không đủ định lượng, hoặc bị hư hỏng. Cuối cùng, một vấn đề quan trọng không kém là phải bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ, nghĩa là thu giữ phải đúng theo thủ tục pháp luật quy định.

Ghi nhận chứng cứ là việc thể hiện chứng cứ thu giữ vào các biên bản tố tụng như biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất,... Ngoài ra, đối với những vật chứng không đưa trực tiếp vào hồ sơ vụ án được, thì phải tiến hành ghi nhận bằng các hình thức như bản ảnh hiện trường, so đồ hiện trường, …

Bảo quản chứng cứ là hoạt động cuối cùng trong quá trình thu thập chứng cứ. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn của chứng cứ, không để hư hỏng hoặc mất mát, tráo đổi làm giảm giá trị chứng minh. Vấn đề bảo quản chứng cứ thực hiện theo đúng quy định tại Điều 90 BLTTHS năm 2015.

Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, Cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau. Đối với giai đoạn điều tra vụ án hình sự, CQĐT thường áp dụng nhiều biện pháp thu thập chứng cứ bao gồm những biện pháp được pháp luật tố tụng hình sự quy định và biện pháp nghiệp vụ theo khoa học Điều tra hình sự. Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng trong việc thu thập chứng cứ. Trong giai đoạn này, những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

“Điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này…”[20].

Căn cứ vào quy định này, có thể thấy, Điều luật quy định về chủ thể và hình thức thu thập chứng cứ. Xét về mặt hình thức thu thập, trên tinh thần Điều luật, hoạt động thu thập chứng cứ được thực hiện dưới hai hình thức, là hình thức chủ động và hình thức thụ động.

Đối với hình thức chủ động: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà trực tiếp là Điêu tra viên tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ như triệu tập và ghi lời khai những người tham gia tố tụng, yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật…hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra cần thiết như khám nghiệm hiện trường, trưng

cầu giám định…. Khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2015 còn quy định người bào chữa mặc dù không phải chủ thể có nghĩa vụ bắt buộc chứng minh nhưng có thẩm quyền thu thập chứng cứ. Theo quy định thì người bào chữa có quyền gặp và hỏi, nghe bị hại, bị can hoặc những người khác trình bày về tình tiết liên quan đến vụ án. Họ cũng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Đối với hình thức thụ động: Chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử được người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mình đưa ra và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án. Những thông tin, tài liệu do những chủ thể này cung cấp sẽ được các chủ thể có thẩm quyền tố tụng thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

Dù theo hình thức chủ động hay thụ động, thì các thông tin, tài liệu cũng phải được thu giữ bằng các hình thức hợp pháp theo pháp luật tố tụng và đưa vào hồ sơ vụ án. Khi thu thập chứng cứ phải bảo đảm chứng cứ thỏa mãn đầy đủ các tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Thu thập chứng cứ cụ thể phải tuân thủ trình tự thủ tục quy đinh đối với biện pháp, hình thức tố tụng tương ứng với chứng cứ đó, như thu thập vật chứng phải tuân thủ Điều 105 BLTTHS năm 2015; thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử phải tuân thủ Điều 107 BLTTHS năm 2015….

Như vậy, thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên của quá trình chứng minh vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra, những kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đánh giá chứng cứ và kết luận của CQĐT.

2.1.3.2. Quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ

Đánh giá chứng cứ là hoạt động phức tạp trong quá trình nhận thức, là một khâu quan trọng trong quá trình chứng minh. Xuyên suốt trong quá trình điều tra vụ án, các chủ thể có thẩm quyền THTT phải kiểm tra, đánh giá thường xuyên, liên tục những chứng cứ thu thập được, nhằm sử dụng kết quả đánh giá vào từng quyết định tố tụng cần thiết như khởi tố bị can, kết luận điều tra…. Quy định về hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ được thể hiện trong Điều 108 BLTTHS năm 2015 như sau:

Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ

“1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án” [20].

sơ, phân loại, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ là căn cứ để ĐTV áp dụng những quyết định tố tụng cần thiết. Trước khi kết thúc điều tra, toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ sẽ phải được kiểm tra, đánh giá làm căn cứ để CQĐT ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Ngoài ĐTV là chủ thể chính đánh giá chứng cứ, KSV cũng tham gia vào quá trình đánh giá chứng trong giai đoạn điều tra thông qua chức năng công tố và kiểm sát điều tra.

Khi kiểm tra chưng cứ, chủ thể có thẩm quyền tố tụng phải tiến hành với nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp chủ yếu có thể được kiểm tra là: Phân tích từng chứng cứ để xem xét các thuộc tính của chứng cứ có đảm bảo hay không để đưa vào sử dụng; so sánh, đối chiếu các chứng cứ với nhau để tìm mâu thuẫn; tiến hành thu thập chứng cứ mới hoặc thu thập thêm chứng cứ bổ sung; kiểm tra chéo những chứng cứ được thu thập bởi các chủ thể có nghĩa vụ thu thập, kể cả các chủ thể có quyền chứng minh.

Khi đánh giá chứng cứ, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, đánh giá chứng cứ phải dựa trên quy định của pháp luật, mỗi chứng cứ phải đáp ứng đầy đủ và đạt được yêu cầu chứng minh. Khoản1 Điều 108 BLTTHS quy định “Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự". Như vậy, khi đánh giá chứng cứ phải căn cứ vào BLHS, BLTTHS để đảm bảo các chứng cứ có đầy đủ tính khách quan, liên quan và hợp pháp. Để đảm bảo yêu cầu chứng cứ phải “đủ để giải quyết vụ án” thì các chủ thể có thẩm quyền tố tụng phải xác định đúng đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh.

- Thứ hai, phải đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ đã thu thập được theo yêu cầu toàn diện, đầy đủ và khách quan, theo đúng tinh thần tại khoản 2 Điều 108 BLTTHS “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án". ĐTV, KSV phải kiểm tra, đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ trong mối quan hệ với các chứng cứ khác, không xem thường hoặc coi trọng bất cứ chứng cứ nào, có thể ưu tiên thứ tự xem xét chứ không được bỏ qua không xem xét, đồng thời phải kiểm tra, đánh giả cả những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, không định kiến theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội.

- Thứ ba, chứng cứ phải được đánh giá với tinh thần, trách nhiệm cao trên cơ sở ý thức pháp luật. Đây chính là yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể đánh giá chứng cứ như CQĐT, VKS mà trực tiếp là ĐTV, KSV. Trong giai đoạn điều tra thì vai trò của Điều tra viên khi thu

thập, đánh giá chứng cứ là hết sức quan trọng. Do vậy, khi đánh giá chứng cứ, trên cơ sở ý thức pháp luật, các chủ thể này phải phải đánh giákhách quan, trung thực với tinh thần trách nhiệm cao, dựa vào trình độ chuyên môn, niềm tin nội tâm và tình hình thực tế của vụ án.

BLTTHS năm 2015 không quy định về phương pháp, hình thức đánh giá chứng cứ. Theo khoa học luật TTHS thì khi đánh giá chứng cứ trước hết là đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ, để đảm bảo giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Tiếp theo sẽ tiến hành đánh giá chứng theo nhóm, để đảm bảo đầy đủ chứng cứ chứng minh và không có mẫu thuẫn giữa các chứng cứ, nhất là trong các vụ án có nhiều người tham gia tố tụng, ví dụ như trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, có thể có nhiều người bị buộc tội có những lời khai khác nhau, khi kiểm tra, đánh giá nhóm chứng cứ lời khai của họ để xem xét có mâu thuẫn giữa các lời khai hay không, nếu có thì phải giải quyết mâu thuẫn đó để đảm bảo giá trị chứng minh. Cuối cùng là đánh giá tổng hợp chứng cứ sau khi đã xem xét từng chứng cứ và nhóm chứng cứ, đảm bảo tính liên quan chặt chẽ của hệ thống chứng cứ. Đánh giá tổng hợp chứng cứ để xác định đúng đắn đối tượng và giới hạn chứng minh, để đi đến nhận thức đúng đắn về vụ án. Đồng thời cần lưu ý, trong quá trình đánh giá chứng cứ, nếu phát hiện thấy chứng cứ còn thiếu, hoặc chưa đảm bảo giá trị chưng minh thì cần kịp thời thu thập bổ sung, thay thế. Do đó đánh giá chứng cứ, như đã phân tích ở trên, là phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

Một phần của tài liệu Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w